Bệnh... "gia đình"

Có những căn bệnh chỉ dùng thuốc không thể nào chữa khỏi. Có những bệnh nhân không bị virus tấn công mà vẫn phát bệnh, với nguyên nhân gây bệnh lại ở ngay trong chính ngôi nhà của mình.
Qua tiếp xúc với người bệnh, các bác sĩ đã đưa đến kết luận: Có những gia đình làm cho các thành viên trong nhà giảm đi nhiều khả năng đề kháng.

 

Nguyên nhân tiềm ẩn

 

Bác sĩ (BS) Phạm Thịnh, cộng tác viên của Trung tâm N.T, giám đốc BV Hồng Ngọc - Hà Nội, người có nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị tâm lý nhận xét: Khi một người mắc một chứng bệnh khó hiểu, không tìm ra được lý do, thì BS điều trị phải chuyển sang hướng tìm hiểu gia đình của người bệnh. Theo ông, những kiểu gia đình sau, có nguy cơ chứa "vi khuẩn" gây bệnh:

 

gia đình độc tài: Trong gia đình chỉ có một tiếng nói duy nhất quyết định mọi việc, thường là của ông bố hay một số ít các bà mẹ. Những thành viên còn lại phải thực hiện vô điều kiện, nên chịu nhiều ức chế, tích tụ những bất bình, dễ phát sinh các chứng bệnh về dạ dày, huyết áp...

 

Ngược lại là gia đình dân chủ quá trớn: trong nhà không có quy định chung nào khiến lối sống tự do, buông thả dễ có đất phát sinh, dẫn đến sự rối loạn, mâu thuẫn giữa cha mẹ con cái. Loại gia đình này thường phóng túng và lười biếng, sinh hoạt không có quy tắc, ăn uống vui chơi, nghỉ ngơi không phù hợp... Tất cả khiến sức khỏe dần dần sa sút, dẫn đến rất nhiều bệnh liên quan tiêu hóa, nội tạng, tim mạch...

 

Một loại khác là gia đình bền vững giả hiệu: là loại gia đình có nguy cơ dẫn đến bệnh tật cao nhất và bệnh nguy hiểm nhất. gia đình này chỉ tồn tại về hình thức, không có nội dung. Có đủ vợ chồng, nhưng mạnh ai nấy sống, sự ràng buộc chỉ còn trên giấy tờ, pháp lý. Họ không tính chuyện ly hôn vì ngại tai tiếng và thiệt thòi. Do không ổn định về tâm lý, nên quan hệ giữa các thành viên trong gia đình luôn căng thẳng. Hai vợ chồng thường xuyên cãi vã hoặc giữ thái độ im lặng, chiến tranh lạnh, gây ảnh hưởng xấu đối với con cái.

 

Cái giá họ phải trả là môi trường sống dễ gây những căn bệnh cả về thực thể: đau bụng không rõ lý do, mất ngủ, hay ngất, cao huyết áp, tim... và tích tụ ý nghĩ tự sát... Đáng tiếc là loại gia đình này lại rất phổ biến tại các thành phố lớn, trong giới trung lưu, cán bộ công chức.

 

Tại BV Nhi Đồng l, BS Phạm Ngọc Thanh, phụ trách Khoa tâm lý trẻ em, nơi nhận điều trị những đứa trẻ đã ''hết thuốc chữa" từ các khoa khác chuyển sang (1.800 bệnh nhi trong năm 2004), cho rằng, trẻ em rất dễ nhiễm bệnh trong môi trường không an toàn. Đó là những bệnh về rối loạn ăn uống, giấc ngủ, ngôn ngữ, tính khí không tập trung, đau bụng, chóng mặt... Đồng tình với BS Phạm Thịnh, BS Thanh cho biết, đa số những bệnh nhi này đều đã sống trong các dạng gia đình trên. BS Thanh còn bổ sung thêm các dạng gia đình gây bệnh sau:

 

* gia đình cầu toàn: Trong đó, người chủ gia đình (ông chồng hay bà vợ) muốn bản thân mình và người khác phải luôn hoàn hảo và nghĩ rằng người khác chờ đợi sự hoàn hảo của mình. Một bé gái 6 tuổi được đưa đến BV Nhi Đồng l trong trạng thái loạn tâm, nguyên nhân chỉ vì bà mẹ bắt con gái mỗi tối thức đến 12 giờ để luyện viết chữ đẹp. Chính bản thân bà mẹ cũng thường xuyên mất ngủ, nhức đầu vì thường tự đặt ra cho mình và nguời thân những yêu cầu quá cao.

 

* gia đình ích kỷ: Cha mẹ chỉ lo cho bản thân hoặc có sự chia sẻ với con cái nhưng không mang tính giáo dục. Ví dụ sẵn lòng cho con rất nhiều tiền, nhưng lại khoán trắng việc dạy dỗ cho nhà trường và xã hội. Có những đứa trẻ thích bị sốt, lên cơn suyễn, viêm mũi... để được cha mẹ chăm sóc. Con cái trong những gia đình này thường khởi đầu từ nổi loạn, quậy phá đến cả nghiện ngập.

 

BS Đặng Hoàng Hải, Trưởng Khoa Nội trú nữ BV Tâm thần TPHCM, tác giả đề tài "Dịch tễ học của rối loạn trầm cảm" tại TPHCM, đã tìm thấy căn nguyên của trầm cảm từ môi trường gia đình, khi nghiên cứu những đối tượng bệnh nhân là phụ nữ.

 

Theo BS Hải, số người độc thân ở Việt Nam ít bị trầm cảm hơn so với các nước phát triển, lý do vì họ vẫn sống chung với bố mẹ, được nâng đỡ những lúc gặp khó khăn. Những người độc thân bị trầm cảm thường có tiểu sử ''sống thử", hay nói cách khác là từng chung sống như vợ chồng với người yêu. Sự đơn độc khi họ chưa có đôi chỉ làm họ buồn, nhưng sự cô đơn khi bị chối bỏ dễ làm họ rơi vào bế tắc, trầm cảm. Từ đó, BS Hải đưa ra kết luận: gia đình sống thử hay còn gọi là gia đình thử nghiệm là nguyên nhân nâng cao tỉ lệ trầm cảm ở người phụ nữ, có nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh về tâm thần.

 

Nguyên nhân chiều sâu dẫn đến trạng thái trầm cảm là do không còn quan niệm về gia đình, không cảm thấy cuộc sống ổn định lâu dài sống theo kiểu ''nước đến đâu, bắc cầu đến đó''. Điều này trái ngược với mong đợi của số đông phụ nữ là luôn tôn trọng giá trị gia đình. Đối tượng sống thử thường nhiều nhất ở người nhập cư. Có thể nói, di dân cùng với sự phát triển kinh tế đã tạo nên mô hình hôn nhân thực tế.

 

Điểm yếu nhất của loại gia đình này là trách nhiệm đối với các thành viên trong gia đình khá lỏng lẻo, vì có sự tách biệt giữa gia đình sống thử và đại gia đình cha mẹ hai bên. Từ đó, con cái không được chăm sóc đầy đủ, trọn vẹn. Những đứa trẻ từ gia đình sống thử dễ sa vào bệnh tật do thiếu sự dinh dưỡng và dạy dỗ.

 

Cũng theo BS Hải, nếu tỉ lệ trầm cảm ở người có gia đình khoảng 6,7% thì ở đối tượng ly dị con số này tăng lên 12% và đa số là ở phụ nữ. Thông thường, với người phụ nữ, gia đình là tất cả. Khi lập gia đình họ lại có nhiều nỗi lo hơn so với người chồng, và khi gia đình tan vỡ họ lại càng lo nhiều hơn. Hầu hết, họ là người nuôi con nên nỗi lo càng thêm chồng chất khi họ chỉ còn một mình, lo cho hiện tại, lo cho tương sai. Những đứa con sống với người mẹ hay lo, mất ngủ, hay buồn... cũng không thể nào lớn lên vô tư, khỏe mạnh được.

 

gia đình lành mạnh: Sống hài hòa và cảm xúc toàn vẹn

 

Mô hình gia đình truyền thống ở Việt Nam: người chồng đì làm, người vợ ở nhà nội trợ đang dần được thay thế bằng gia đình cả hai cùng có việc làm, có thu nhập như nhau. Sự độc lập và tự tin giữa hai người cùng làm chủ gia đình có liên quan đến con số ly dị ngày càng tăng.

 

Ở Trung Quốc, con số phụ nữ đi làm 73%, tỉ lệ này tăng lên tỉ lệ thuận với con số phụ nữ đứng đơn ly hôn. Bài học đó đã khiến xã hội Hồng Kông, Malaysia, Đài Loan... đang cố giữ con số phụ nữ đi làm khoảng 45%, không tăng từ năm 2000 đến nay. Họ quay về lối giáo dục "của chồng công vợ" để bà vợ có thời gian lo cho gia đình, đồng thời vẫn tự hào khi xã hội công nhận ''sự nghiệp của chồng là của mình''. Trong khi đó ở Việt Nam, số phụ nữ đi làm chiếm 53,4% và đến nay con số này đã tăng đến 65% (TPHCM năm 2000).

 

gia đình lành mạnh là gia đình trong đó các thành viên được sống hài hòa cảm xúc và toàn vẹn. Đó cũng là mô hình gia đình được các BS mong đợi vì còn có chức năng trị liệu, bởi trong đời sống gia đình dạng này không có sự thái quá về dân chủ cũng như độc đoán. vợ chồng tôn trọng nhau và có đủ uy tín để chỉ ra khuyết điểm của các thành viên trong gia đình, đề nghị người có hành vì sai trái phải điều chỉnh. Trong gia đình có những "nghị quyết'' được mọi người nhất trí thông qua và chấp hành.

 

Ở đây, ý nghĩa toàn vẹn được hiểu theo nghĩa thực là có đầy đủ bố mẹ, vợ chồng và con cái; cho dù có một người mất đi hay vắng mặt thì vẫn để lại hình ảnh tốt đẹp trong lòng những người còn lại, vẫn làm tròn trách nhiệm tấm gương cho con cái. Đó là những gia đình nếu vì một lý do nào đó không đầy đủ, thì vẫn thực hiện trọn vẹn các chức năng giáo dục, tâm lý.



Nguon:NLD

 


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 2369 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm