Nuôi dạy trẻ - Giúp con không còn sợ bác sỹ!

Cứ nghe thấy từ bác sỹ, bé Phương lại liên tưởng tới cảnh tiêm, uống thuốc và hút đờm trong bệnh viện.

Mấy hôm nay trời trở lạnh, bé Phương bị ho và viêm phế quản. Cả mẹ và Phương đều phải ở lại bệnh viện. Các bác sỹ và y tá phải hút đờm, mũi cho Phương làm cô bé sợ khóc thét.

Đến khi về nhà, Phương vẫn còn bị ám ảnh bởi cảnh uống thuốc và hút đờm trong bệnh viện. Thấy con không chịu ăn, bố mẹ Phương lại “dọa”: “Không ăn cho đi bác sỹ bây giờ” làm cô bé càng sợ và khóc to hơn: “Con không đi bác sỹ đâu. Con ghét bác sỹ. Bác sỹ làm con đau”.

Rất nhiều bé giống như Phương, cứ nghe đến bác sỹ như là sợ “xanh mắt mèo”. Chị Hương kể, con nhà chị cũng sợ đi bác sỹ lắm. Ốm kiểu gì, bé cũng nhất định không cho bố mẹ đưa đi khám.

Chị Hương đành mời bác sỹ đến nhà. Ngờ đâu, con chị trốn vào trong tủ quần áo suýt ngạt thở. May mà hai vợ chồng chị phá cửa kịp thời. Từ đó, mỗi lần con ốm, chị Hương rất sợ nghĩ đến cảnh đưa con đến bác sỹ. Con bé lại gào khóc và cấu véo bố mẹ.

Các bạn nhỏ, nhất là khi được từ 2 tuổi trở lên, rất sợ khi phải đi khám bác sỹ. Lúc này, bé đã nhận biết được những việc người lớn làm. Trong tâm trí của con, bác sỹ là người mặc áo trắng, tiêm đau, cho uống thuốc đắng và có những dụng cụ rất khó chịu.

Bác sỹ nào phải ngáo ộp!

Trong thời tiết lạnh như ở miền Bắc hiện nay, số lượng các bé phải nhập viện vì các bệnh đường hô hấp và tiêu chảy ngày càng tăng lên. Vì thế, nỗi sợ bác sỹ của các bé cũng tăng lên. Bố mẹ không nên trêu trọc hay chê bai nỗi sợ hãi của con. Hãy giúp con vượt qua nỗi sợ hãi bác sỹ một cách đơn giản nhất.

Tốt nhất, hãy chọn thời điểm đưa con tới bác sỹ. Nếu con đang bị quá đói và mệt, tới phòng khám đông người ngột ngạt, chờ đợi rất lâu khiến bé càng chán và sợ bác sỹ. Hiện tại, rất nhiều các bố mẹ đã lựa chọn phương pháp mời bác sỹ tới nhà để khám bệnh cho con. Như thế, bác sỹ sẽ có thời gian khám cho con một cách nhẹ nhàng và cẩn thận. Hơn nữa, khám bệnh ở nhà khiến bé sẽ cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều.

Nếu như đưa con đi khám, con có phải tiêm hay làm các xét nghiệm, lấy máu, bố mẹ cũng đừng tỏ ra lo lắng hay hoảng sợ. Hãy vỗ về con, để con thấy yên lòng hơn. Rất nhiều bố mẹ thấy con còn bé đã bị thử máu, tiêm vào trán đã khóc khiến các con càng cảm thấy sợ bác sỹ nhiều hơn nữa.

Lúc con khám xong, hãy nói với con: “Con mẹ giỏi quá! Lần này con đã khóc ít hơn lần trước rồi đấy”.

Có thể mua cho con một bộ đồ chơi bác sỹ để con thực hành và chơi trò bác sỹ. Bố mẹ hãy tình nguyện làm bệnh nhân cho bé để bé hiểu hơn về công việc bác sỹ và không sợ hãi nữa.

Đừng bao giờ đưa bác sỹ ra để dọa con như một hình phạt nặng nề. “Nếu con không ăn thì mẹ sẽ gọi bác sỹ đến. Nếu con không ngoan, mẹ sẽ đưa con đi bác sỹ”.

Điều quan trọng nhất, bố mẹ hãy cố gắng chăm sóc và giữ gìn sức khỏe cho con để con chẳng phải đến gặp bác sỹ nhé!

Theo Afamily


------------------------------

------------------------------
Tags:
Đã đọc : 1879 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm