Nuôi dạy trẻ - Đừng đặt con vào “lồng kính”

Đi đâu, làm gì cu Bốp đều buộc phải tuân thủ quy luật bảo vệ nghiêm ngặt để hạn chế tránh từ vết xước nhỏ.

Nhà mới có mỗi cu Bốp nên cả nhà ai cũng giành tình thương, sự che chắn, đùm bọc hết mức cho cu Bốp, đặc biệt là ông bà nội. Mỗi lần chỉ cần thấy cu Bốp mới mếu máo chực khóc thôi thì ông bà nội đã thi nhau cưng nựng dỗ dành.

Ngay cả khi cu Bốp mè nheo mẹ, quấy khóc vòi vĩnh, nghe tiếng con dâu quát dạy cu Bốp là hết ông rồi đến bà lại xót ruột chạy lại kéo cu Bốp vào lòng nựng: “Mẹ cu Bốp hư, mẹ cu Bốp dám mắng thiên thần của bà. Bà sẽ đánh đòn mẹ cu Bốp!”…

Cứ thế, mỗi lần gặp bất cứ cái gì không vừa lòng là cu Bốp lại òa khóc ăn vạ. Ngay cả khi ở lớp, cùng chơi với bạn bè, nếu bạn nào vô tình không nhường cu Bốp thì ngay lập tức Bốp khóc ầm ỏm, dỗ kiểu gì cũng không nín. Chỉ khi cô giáo gọi điện về nhà, mẹ cu Bốp hoặc bà, hoặc ông cu Bốp xuất hiện thì cu Bốp mới thút thít sà vào lòng kể tội các bạn.

Ở lớp học, trong khi các bạn khác được cô giáo thường xuyên phân công việc này, việc kia để dạy cho các bé cách tự lập cá nhân thì cu Bốp nhất định không nghe theo, Bốp chỉ làm những gì mà Bốp muốn.

Đi đâu, làm gì cu Bốp đều buộc phải tuân thủ quy luật bảo vệ nghiêm ngặt để hạn chế tránh từ vết xước nhỏ.

Ban đầu những tưởng như vậy là tốt nhưng càng về sau, chị Mai càng thấy cu Bốp trở nên ích kỉ và khó tính, không vừa lòng việc gì là dùng nước mắt để tìm sự giúp đỡ giải quyết.

Thực lòng cảm thấy lo sợ vì cách nuông chiều của ông bà ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống sau này của con nhưng không tìm ra cách nào để nói cho ông bà nội cu Bốp hiểu, chị Mai vẫn cứ đành im lặng để con mình cho ông bà đặt vào “lồng kính”.

Cũng như suy nghĩ của bố mẹ chồng và suy nghĩ ban đầu của chị Mai, nhiều bậc phụ huynh thường nghĩ rằng việc quan tâm, chăm sóc con cái thường đồng nghĩa với sự bao bọc tuyệt đối để tránh cho con không bị “thiệt thòi”, không phải khổ.

Bố mẹ hãy tạo cho con thói quen tự lập và mạnh mẽ ngay từ nhỏ để trẻ có thể có đủ tự tin vào bản thân về sau này. Giúp bé tự lập cũng không có nghĩa là bố mẹ bỏ bê, không quan tâm đến trẻ mà hãy

Bố mẹ nên hiểu rằng, tự lập không có nghĩa là bỏ bê và không quan tâm đến trẻ, mà chỉ là bố mẹ và người thân quan tâm tới bé bằng sự cổ vũ, động viên, khích lệ bé sống hòa đồng. Không nên dùng cách cưng nựng, xót xa mỗi khi trẻ gặp trở ngại, hãy hình thành cho trẻ biết tự đứng lên mỗi khi vấp ngã.

Trong môi trường gia đình, bố mẹ hãy thường xuyên tổ chức cho trẻ thói quen tự “phục vụ” nhu cầu bản thân trong khuôn khổ cho phép và phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Bố mẹ cũng có thể sai trẻ làm những việc nhẹ nhàng như: lấy cho mẹ cái này, lấy cho mẹ cái kia…

Có như sau này bố mẹ sẽ không có những phút giây ân hận vì “trước đây mình đã bao bọc nó nhiều quá!”.

Theo Afamily


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1526 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm