Trái ngược hẳn với cu Típ, hai bé song sinh Bi và Bống nhà chị Lan lại rất hào hứng trong việc ăn uống. Những tưởng chăm sóc hai cô con gái cùng lúc sẽ vất vả lắm, nhưng nhờ có những “bí quyết nằm lòng”, chị Lan lại rất thành công trong việc tạo thói quen ăn uống tốt cho con nên chị rất nhàn.
Cùng tham khảo một số bí quyết của chị Lan để áp dụng cho bé nhà mình nhé!
Cùng con lựa chọn thực đơn
Thay vì tự chọn thực đơn cho con, chị Lan hướng dẫn hai bé cách lựa chọn. Khi chọn lựa, vô thức trẻ tập cách tư duy ''Tại sao mình phải ăn món này?''. Và mẹ chính là người cung cấp những kiến thức dinh dưỡng cần thiết cho con. Trẻ con bắt chước rất nhanh những tình huống sử dụng thực phẩm tốt cho sức khoẻ. Không ai dạy cho bé điều này tốt hơn mẹ. Những thói quen này sẽ là kiến thức của trẻ để dần tạo thành thói quen ăn uống tốt.Để cho con có cơ hội được... đói
tâm lý của hầu hết cha mẹ là sợ con bị đói và luôn tìm cách cho con ăn trước khi bé kịp nhận ra là mình cần ăn. Hãy can đảm và kiên nhẫn hơn để quan sát và đợi chờ những dấu hiệu chứng tỏ bé đã đói thực sự. Khi đó chính bạn sẽ là người ngạc nhiên nhất vì những biểu hiện tích cực như một phép màu. Bé sẽ biết đòi ăn, ăn ngon lành như chưa bao giờ được ăn. Các mẹ hãy thử xem nhé!
Ngụy trang kiểu Úc
Cả Bi và Bống đều rất thích ăn thịt lợn và thịt gà (vì hay được bố cho đi ăn KFC), nhưng lại rất sợ cá. Mà cá thì cực tốt và không thể thiếu trong thực đơn của các con. Vì vậy, chị Lan đã nghĩ ra cách “ngụy trang kiểu Úc”: xay nhỏ cá rồi viên lại thành viên giống y như thịt, sau đó đặt cho mỗi món ăn một cái tên rất lạ để kích thích trí tò mò của bé.
Đánh lừa thị giác
Thay vì cho thật nhiều cơm vào một bát nhỏ, các mẹ hãy chọn một chiếc bát to để cho bé ăn. Cũng với lượng cơm và thức ăn như thế, nhưng nhìn trong một chiếc bát to thì trông nó thật ít ỏi. Nhờ cảm giác "ít ỏi" của khẩu phần ăn này sẽ làm bé thấy dễ "xử" hơn là một bát cơm đầy trong một chén hay đĩa nhỏ. Chế biến, trình bày món ăn theo hình thù ngộ nghĩnh là 1 cách hay khuyến khích trẻ ăn.Khuyến khích thay vì ép buộc
Đừng ép trẻ vào một chế độ ăn quá nghiêm ngặt, trừ khi theo chỉ định của bác sĩ. Bởi với trẻ em, khi bị ép buộc, trẻ sẽ nảy sinh những thói quen phản ứng với thức ăn. Cha mẹ nên nhớ: Một bữa ăn ngon không nên có sự bực tức hay cáu giận, buồn bã.
Và một điều nữa, cha mẹ không nên nghĩ rằng, bé cần ăn nhiều hơn bé muốn. Đừng tống mọi thứ vào cổ họng bé chỉ để bé no. Bé sẽ là người quyết định có ăn nữa hay không.
Trên đây là những chiêu của mẹ bé Bi & Bống. Còn rất nhiều chiêu thức hiệu quả khác mà chính bản thân cha mẹ có thể nghĩ ra để thuyết phục “đối tượng con” một cách ngoạn mục nhất. Đừng biến mỗi bữa ăn của con thành một cuộc chiến và nỗi khiếp sợ của trẻ, các mẹ nhé!
Theo Afamily
Bài mới hơn: |