Cuối thời kỳ mang thai, các bà bầu thường gặp nhiều biến chứng rất khó chịu. Nếu không được chuẩn đoán, phòng tránh kịp thời thì có thể nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của mẹ và bé.
Đỏ âm đạo
Trước tuần mang thai thứ 28 xuất hiện đỏ âm đạo thường là dấu hiệu của động thai và xảy thai, âm đạo đỏ vào tuần thứ 28 đến 37 của thời kỳ mang thai là dấu hiệu của việc sinh non, bà bầu nên kịp thời đến bệnh viện khám để bảo vệ cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Sau 37 tuần thai nếu thấy dấu hiệu đỏ âm đạo là dấu hiệu của chuyển dạ nên đến bệnh viện để chờ sinh.
Ợ nóng
Ợ nóng là cảm giác nóng rát khó chịu xảy ra trong thực quản của mỗi người. Đây là biểu hiện của chứng khó tiêu, axit từ dạ dày quay trở lại thực quản của bạn, tạo ra cảm giác cháy rát ở cổ họng. Chứng ợ nóng này diễn ra cả ban ngày và ban đêm nhưng nghiêm trọng hơn sau khi ăn hoặc khi bạn nằm xuống. Tránh ăn các thực phẩm nhiều chất béo, gia vị cay vì chúng có thể khiến triệu chứng ợ nóng nghiêm trọng hơn.
Đau lưng
Chiếc bụng lớn có thể phá tướng của bạn, và nội tiết tố relaxin có tác dụng làm lỏng gân khớp để phục vụ cho quá trình sinh nở, cộng hưởng làm tăng căng thẳng cho cơ thể của bạn. Có vài cách giúp bạn đánh lừa trọng lực và làm dịu các cơn đau. Khi ngủ, sử dụng thêm đệm hoặc gối đỡ bụng và lưng. Nếu bạn nằm ngủ nghiêng, chèn thêm gối vào giữa hai chân để tạo cân bằng cho hông. Đầu tư thêm gối chuyên dụng cho bà bầu không phải là quá xa xỉ, nhất là khi đệm nằm của bạn không khiến bạn thoải mái.
Táo bón
Hầu như tất cả các bà bầu đều gặp triệu chứng này ở giai đoạn cuối thời kỳ mang thai. Để tránh “táo”, hãy uống nhiều chất lỏng và dùng các thực phẩm giàu chất xơ. Ngồi nhiều cũng khiến bạn bị táo bón; vì vậy, nên di chuyển thường xuyên hơn.
Chảy dịch âm đạo
Khi màng thai vỡ, nước ối chảy ra từ âm đạo, tạo nên hiện tượng âm đạo chảy dịch, gọi là màng thai vỡ sớm. Hiện tượng chảy dịch âm đạo xuất hiện khi màng thai vỡ sớm sẽ dẫn đến sảy thai, đẻ non, nhiễm trùng buồng tử cung, trụy thai trong tử cung, trẻ sơ sinh ngạt thở, trẻ sơ sinh viêm phổi… thường gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí cả tính mạng của mẹ và bé. Do đó nếu phát hiện có dịch tiết ra từ âm đạo trong giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai này bà bầu nên kịp thời đến bệnh viện.
Rạn da
Khi thai nhi lớn lên, bà bầu thấy da bị căng và xuất hiện vết rạn ở ngực, đùi và bụng. Bạn đừng quá lo lắng vì rạn da là điều bình thường, nó có thể mờ dần và mất hẳn sau một thời gian sau sinh. Cách tốt nhất để phòng tránh và hạn chế rạn da là giữ cho cơ thể không bị mất nước và giữ ẩm cho da bằng một loại kem an toàn.
Hội chứng cao huyết áp nặng
bà bầu bị phù chân, kèm theo đau đầu, chóng mặt, mắt mờ có thể là hội chứng cao huyết áp nặng khi mang thai, nên đến bệnh viện đo huyết áp ngay, kiểm tra lượng albumin trong nước tiểu, đồng thời tiến hành điều trị kịp thời để tránh phát sinh co giật.
Sưng phù chân và giãn tĩnh mạch
Phù chân và bàn chân, cùng với chứng giãn tĩnh mạch do chất lỏng tập trung ở nửa dưới cơ thể. Trong giai đoạn mang thai các van mạch máu trở nên mềm hơn, khiến cho máu dồn ứ gây sưng đau, đó là tình trạng giãn tĩnh mạch. Cả khi những vết sưng mất đi, một số tĩnh mạch bị giãn sẽ vẫn còn đó và có thể phải nhờ đến phẫu thuật để loại bỏ.