Cùng với những câu hỏi này là hàng loạt nguồn thông tin khác nhau, tin cậy có, không đáng tin cậy có. Để chấm dứt những băn khoăn của các mẹ, trung tâm sức khỏe sinh sản quốc gia Hoa Kỳ đã đưa ra một danh sách những việc nên và không nên làm như là một lời khuyên chính thức cho các bà mẹ mang thai.
Những điều nên làm khi mang thai:
- Kiềm chế và kiểm soát căng thẳng. Đừng ngại ngần từ chối những yêu cầu thêm từ công việc để không bị quá tải. Luôn tìm giải pháp làm giảm căng thẳng. Hãy đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần.
- Đảm bảo rằng những vấn đề về sức khỏe được kiểm soát tốt trong quá trình mang thai. Nếu bạn bị tiểu đường hãy điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý để kiểm soát lượng đường trong máu…
- Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc uống hoặc ngừng uống bất kỳ loại thuốc nào. Hành động theo tập quán/thói quen, uống thuốc không theo đơn hoặc sử dụng thảo dược đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và thai nhi.
- Tiêm vac xin phòng cúm: phụ nữ trong quá trình mang thai sức đề kháng sẽ giảm sút và sẽ có thể bị nhiễm các bệnh cúm nguy hiểm. Hãy hỏi bác sĩ về việc tiêm vắc xin phòng cúm trước khi mang thai.
- Luôn thắt dây an toàn khi đi xe ô tô: Để tránh những trấn động mà thai nhi có thể gặp phải trong quá trình bạn di chuyển bằng ô tô, hãy luôn thắt dây an toàn. Hãy để dây an toàn đi qua vai và phía bên cạnh của bụng. Không thắt dây quá chặt – sẽ tạo áp lực nên em bé.
- Tham gia lớp học tiền sinh sản. Các lớp học này sẽ trang bị cho bạn những kiến thức cần thiết trong quá trình mang thai, chuyển dạ và chăm sóc con.
- Khám thai theo định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Chăm sóc thai sản và khám thai định kỳ theo chỉ dẫn giúp bạn và em bé của bạn được chăm sóc một cách tốt nhất. Mọi sự cố và nguy hiểm tới sức khỏe mẹ và bé đều được chẩn đoán và xử lý một cách kịp thời.
- Tiếp tục bổ sung axit folic trong suốt thời kỳ mang thai. Mối phụ nữ nên bổ sung 400-800 mcg hoặc 0,4 -0,8 mg axit folic mỗi ngày. Việc cung cấp đủ axit folic làm giảm khả năng bị dị tật ống thần kinh. Uống vitamin có chứa axit folic mỗi ngày để đảm bảo rằng bạn và em bé được cung cấp đủ vitamin quan trọng này.
- Ăn đa dạng các loại thực phẩm bổ dưỡng bao gồm hoa quả, rau xanh, tinh bột, thực phẩm giàu canxi, protein, hải sản.
- Cung cấp các loại vitamin thiết yếu bao gồm cả sắt mỗi ngày. Cung cấp đủ sắt giúp ngăn chặn thiếu máu – vấn đề có liên quan đến sinh non và trẻ nhẹ cân, thấp còi. Hãy hỏi và làm theo lời tư vấn của bác sĩ về việc bổ sung vitamin.
- Ăn nhiều đồ ăn có chất lỏng – đặc biệt là uống nhiều nước mỗi ngày.
- Tăng cường hoạt động ở mức độ vừa phải – trừ khi bác sĩ khuyên bạn không nên vận động do gặp phải các nguy cơ cao. Hoạt động giúp cho mẹ khỏe bé khỏe và quá trình chuyển dạ diễn ra dễ dàng.
- Tăng cân ở mức vừa phải: Tăng cân quá nhiều làm tăng các nguy cơ khác ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé như chứng tiền sản giật, sinh non, tiểu đường…Thêm nữa tăng cân quá nhiều cũng khiến cho bạn gặp phải nhiều căng thẳng trong nỗ lực giảm cân sau khi sinh. Mỗi một phụ nữ với thể trạng khác nhau sẽ được khuyến cáo mức độ tăng khác nhau. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc tăng cân của bạn và kiểm soát tốt quá trình này.
- Luôn luôn rửa tay say khi rửa thịt sống, tiếp xúc với rác thải và sau khi đi vệ sinh, cọ rửa nhà vệ sinh. Bạn có thể có nguy cơ nhiễm những vi khuẩn nguy hiểm từ những hành động trên.
- Ngủ đủ giấc: Bác sĩ khuyên bạn nên có ít nhất từ 7-9 giờ cho giấc ngủ vào buổi tối và ít nhất 30 phút cho giấc ngủ ngắn/nghỉ ngơi vào buổi trưa. Nên nằm nghiêng về bên trái khi ngủ, nó sẽ khiến các mạch máu trong cơ thể lưu thông tốt, phòng chống chứng phù nề, tê chân, chuột rút. Sử dụng một chiếc gối mềm và mỏng kẹp giữa hai chân và phía bên dưới bụng sẽ khiễn cho bà bầu cảm thấy thoải mái hơn.