Nguyên nhân và cách phòng ngừa sinh non

Trẻ được sinh ra trong giai đoạn từ 28 tuần đến trước tuần thứ 37 được coi là sinh non.

Nguyên nhân dẫn đến sinh non

- Có tiền sử sinh non

- Có tiền sử sảy thai

- mang thai quá sớm (18 tuổi) hoặc mang thai ở độ tuổi 40

- Có thể chất không tốt hoặc có tiền sử bệnh tật

- Thai phụ bị thiếu cân

- Thai phụ không có điều kiện để chăm sóc bản thân tốt

- Người nghiện ma túy hoặc nghiện rượu

- Thường xuyên phải đứng trong quá trình mang thai. Thông thường, những thai phụ có thời gian đứng trên 40 giờ mỗi tuần thì có nguy cơ sinh non rất cao.

- Có tiền sử nhiễm trùng đường sinh sản hoặc có nguy cơ mắc bệnh lây lan qua đường tình dục.

- mang thai nhiều lần

- Cơ quan sinh sản có dị tật

- Có sự tác động của công nghệ tới cơ quan sinh sản.

sinh non

Làm thế nào để tránh tình trạng sinh non?

Nếu biết cách đề phòng và bảo vệ, thai phụ hoàn toàn có thể tránh được tình trạng sinh non. Khi nhận thấy cơ thể mình có 3 dấu hiệu sau, thai phụ cần lập tức tới bệnh viện để khám và điều trị kịp thời:

1. Vùng bụng dưới thường xuyên bị cứng lại. Trong thời kỳ mang thai, nếu thai phụ thấy vùng bụng dưới bị sưng, thỉnh thoảng xuất hiện đau từng cơn vào ban đêm hoặc sáng sớm thì nên tới bệnh viện để khám. Đây rất có thể là dấu hiệu bạn có thể bị sinh non.

2. Chảy máu âm đạo. Trong thời kỳ mang thai nếu lao động nặng cũng có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu âm đạo. Tuy nhiên, nếu thấy máu chảy nhiều và có dấu hiệu không bình thường thì thai phụ cần đến bệnh viện để điều trị kịp thời.

3. Vỡ ối. Nếu thai phụ bị vỡ ối sớm hơn so với dự kiến, trong tình huống này, thai phụ cần nằm ngửa, tránh di chuyển và vận động mạnh. Người thân cần đưa thai phụ tới bệnh viện càng nhanh càng tốt.

Bắt đầu từ tuần thứ 28 trở đi, có một số công việc mà thai phụ nên tránh hoặc hạn chế làm để ngừa tình trạng sinh non.

- Thai phụ không nên vận động nặng, tuyệt đối không được hút thuốc, không được uống rượu. Chế độ dinh dưỡng cần được tăng cường và bổ sung nhiều hơn.

- Không nên quan hệ tình dục trong giai đoạn này vì sự tiếp xúc của tinh dịch có thể tác động khiến tử cung co thắt và thúc đẩy sinh non.

- Nếu thấy cơ thể mệt mỏi, thai phụ cần nghỉ ngơi, không nên thức khuya, suy nghĩ nhiều và nếu bị ốm thì cần phải làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Tránh tình trạng tự điều trị theo lời truyền miệng.

Những điều cần lưu ý để tránh sinh non

- Chú ý đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Tránh bị tổn thương tâm lý. Thai phụ cố gắng duy trì cảm xúc ổn định và giữ tâm trạng luôn vui vẻ.

- phụ nữ mang thai nên chú ý khi di chuyển và vận động. Tránh tối đa các va chạm mạnh, hạn chế ăn những thực phẩm có thể khiến bong rau.

- phụ nữ mang thai có tiền sử bị u xơ tử cung nên chú ý điều trị. Hạn chế tối đa quan hệ tình dục trong giai đoạn cuối thai kỳ.

- Luôn giữ âm đạo sạch sẽ để ngăn ngừa các loại nấm và bệnh âm đạo.

- phụ nữ mang thai nhiều lần nên chú ý tới chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng.


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1815 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm