Những điều mẹ làm rất hại cho con

Lấy ráy tai quá thường xuyên, cắt mi, cạo trọc đầu cho con... là những việc mà nhiều mẹ tưởng tốt cho bé mà hóa ra lại rất hại cho con.

Sử dụng tã quấn quá kín

Sử dụng tã quấn quá kín sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của da. Vì được bao bọc quá kín nên những chất thải tiết ra từ cơ thể trẻ cùng với mồ hôi sẽ không thoát được ra ngoài. Trong những chất thải đó có chứa rất nhiều CO2, đây là những chất không có lợi cho sự phát triển da của trẻ.

Nếu người lớn không chú ý, da của trẻ sẽ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Trẻ sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, nguy hiểm hơn là gây ảnh hưởng đến tính mạng.

Không nên cạo đầu trọc cho bé vào mùa hè

Vào mùa hè, thời tiết rất oi bức và khó chịu, nhiều bậc phụ huynh muốn cắt tóc ngắn cho bé để bé cảm thấy mát mẻ và dễ chịu hơn. Tuy nhiên, lại có một số bậc phụ huynh lại cạo đầu trọc cho bé để vừa thoải mái, vừa chống lại các bệnh rôm sảy.

Các chuyên gia cho rằng không nên cắt tóc cho bé quá ngắn hay cạo đầu trọc vì các lý do sau đây:

Tóc giúp điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể, ngăn ngừa sự tiếp xúc của da đầu với ánh náng mặt trời. Cạo trọc khiến da đầu của trẻ khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dễ bị cháy nắng, ánh nắng chiếu vào khiến da đầu của trẻ bị mẫn cảm, ngứa và khó chịu. Hơn nữa, do tiếp xúc trực tiếp với muối có trong mồ hôi nên da đầu của trẻ có nguy cơ bị nhiễm trùng do vi khuẩn.

Tóc sẽ bảo vệ bộ phận đầu cho bé, một khi bộ phận này bị các loại vi khuẩn bên ngoài xâm nhập và gây hại thì bộ phận này sẽ đứng ra bảo vệ chống lại hoặc giảm thiểu sự tổn hại lên da đầu; hơn nữa tóc đóng vai trò như chiếc ô che nắng, có thể che ánh nắng gay gắt của mùa hè, giúp da đầu tránh bị kích thích từ mặt trời, bảo vệ cho da đầu khỏe mạnh. Tóc cũng giúp quá trình tản nhiệt và có chức năng điều hòa nhiệt độ cho cơ thể.

Lấy ráy tai thường xuyên cho trẻ có hại hơn là có ích

Vì nghĩ rằng phải lấy ráy tai thường xuyên cho con thì tai bé mới sạch và không bị viêm tai, thế nên cứ mỗi lần tắm cho con xong nhiều mẹ lại đè con ra chọc chọc ngoáy ngoáy vào tai.

Việc làm này đã vô tình tạo điều kiện cho các khuẩn có hại xâm nhập vào tai làm hại con, gây viêm nhiễm tai ngoài. Đặc biệt là các loại côn trùng nhỏ như muỗi, kiến... rất có thể bay vào tai bé.

Các bác sĩ nhi khoa khuyên mẹ không nên lấy ráy tai cho con thường xuyên. Khi ráy tai nhiều quá sẽ làm bít tắc ống tai ngoài, thậm chí nhiều trường hợp biểu bì da bong tróc mỗi ngày, bong ra mà không thoát ra được do ráy tai bít tắc gây viêm, thậm chí hủy xương và gây viêm ống tai. Những trường hợp này cần phải lấy ráy tai. Mẹ có thể kiểm tra ráy tai của con nhiều hay ít bằng cách dùng đèn chuyên dụng soi vào ống tai.

Ngoài ra, vào mùa hè có rất nhiều các loại côn trùng nhỏ đặc biệt là muỗi, kiến hay gián… chúng rất dễ bay vào tai bé, những loại côn trùng này sẽ cho bé cảm giác hết sức khó chịu vì âm thanh chúng gây ra và gây ra đau nhức tai. Trong trường hợp này các bậc phụ huynh không nên dùng bất cứ vật gì vào tai bé để lấy chúng ra mà nên đến bệnh viện để các bác sĩ dùng các dụng cụ chuyên dụng gắp chúng ra ngoài; hoặc cũng có thể thực hiện các cách sau đây:

Dùng cồn nhỏ vài giọt vào bên trong tai bé cho côn trùng trôi ra ngoài; hơn nữa cồn có tác dụng sát khuẩn, tránh làm tai bé bị nhiễm khuẩn hoặc cách thứ hai là dùng nước sôi để nguội nhỏ vào tai để côn trùng bị ngộp mà chui ra ngoài.

Cắt tỉa lông mi cho con

Không ít người chọn cách cắt lông mi của con với hy vọng lông mi có thể mọc dài và cong hơn.

Trên thực tế, “tuổi” của lông mi chỉ khoảng 90 ngày. Việc cắt lông mi chưa chắc đã có thể làm cho lông mi dài hơn vì điều này còn phụ thuộc vào thể chất riêng của mỗi cá nhân. Hơn nữa, các chuyên gia sức khỏe trẻ em cho rằng, cắt lông mi gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ. Lông mi có vai trò ngăn ngừa bụi và các chất khác trực tiếp tác động vào mắt. Chính vì thế, sau khi cắt lông mi, mắt có thể bị nhiễm bụi và mắc nhiều bệnh hơn.

cắt tỉa lông mi cho con

Xịt, rửa mũi hàng ngày cho bé

Dù con không bị ngạt mũi hay viêm mũi, nhiều mẹ vẫn cẩn thận xịt, rửa mũi hàng ngày cho bé để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên trên thực tế đây lại là sai lầm của mẹ làm hại con.

Theo các bác sĩ nhi khoa, mũi của trẻ và người lớn cũng như nhau, bình thường có cơ chế tự làm sạch. Dù mũi hít phải không khí bẩn, vi khuẩn thì nó cũng ngăn lại, nên cơ thể mới không bị ốm. Khi đó mũi làm chức năng của mình rất tốt thì không việc gì phải vệ sinh, rửa mũi. Chưa kể cách vệ sinh không đúng còn gây hại cho mũi.

Chỉ khi nó không hoàn thành nhiệm vụ, trẻ bị ốm, sụt sịt mũi thì lúc đấy hãy nên rửa mũi. Điều này giúp hỗ trợ mũi phục hồi chức năng, đào thải dịch nhầy giúp tăng tác dụng của các thuốc sử dụng tại chỗ, trẻ dễ thở...

Đánh tưa lưỡi

Cứ mỗi khi thấy ăn con sữa xong là lưỡi lại bị trắng, nhiều mẹ hăm hở đánh tưa lưỡi cho con vì cho rằng trẻ bị tưa lưỡi. Việc làm này của mẹ nhiều khi là hành động vô tình hại con vì niêm mạc lưỡi của trẻ rất mỏng, có dây thần kinh phân biệt nóng lạnh, mùi vị, khi bị lau rất dễ bị xây xước dù không nhìn thấy. Hơn nữa lưỡi mất đi sự trơn tru, mềm mại làm trẻ biếng ăn.

Chưa kể đến việc cha mẹ dùng khăn không sạch để đánh tưa lưỡi cho trẻ sẽ khiến bé bị nhiễm vi khuẩn nấm trong miệng.

Không nên dứt sữa bé

Vào khoảng tháng 7, 8, thời tiết nóng nực nhất làm cho bé chán ăn, hơn nữa nhiệt độ cao cũng làm tăng nguy cơ thức ăn dễ bị ôi thiu do các vi khuẩn tương đối nhiều, xuất hiện một số triệu chứng bệnh về tiêu hóa.

Ngoài ra, nhiệt độ cao cũng thích hợp cho sự hoạt động của các loại ruồi muỗi, làm tăng nguy cơ trẻ bị mắc các bệnh truyền nhiễm trong đường ruột, gây ra chứng tiêu chảy, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Do đó, mùa hè không nên cho trẻ dứt sữa vì trong sữa có chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và đặc biệt là các kháng thể mà bất kỳ loại thực phẩm nào cũng không thể so sánh được.

Không dùng kem chống nắng của người lớn để thoa lên da bé

Mùa hè khi đưa bé ra ngoài tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời, có thể cho bé đội mũ che nắng hoặc dùng dù che nắng; ngoài ra cũng có thể dùng các loại kem chống nắng dành riêng cho trẻ em nhưng tuyệt đối không nên dùng kem chống nắng dành cho người lớn vì da bé còn non nớt dẽ bị ảnh hưởng của các thành phần có trong kem chống nắng dành cho người lớn.

Nếu thoa kem chống nắng cho trẻ cần phải thoa trước khoảng nửa tiếng đồng hồ là tốt nhất. Khi cho trẻ sử dụng các sản phẩm chống nắng nên dùng trên da khô ráo, sạch sẽ, tránh cho kem bị nước hay mồ hôi cuốn trôi và kem sẽ mất đi tác dụng của nó.

Ủ ấm khi con bị sốt

Đây là sai lầm phổ biến của các bà mẹ khi thấy trẻ sốt. Một nghiên cứu của Bệnh viện Nhi T.Ư về việc xử lý khi con sốt được công bố tại Hội nghị điều dưỡng nhi khoa lần thứ 9, thì có quá một nửa bà mẹ mắc sai lầm khi chăm bé sốt.

Khi thân nhiệt của trẻ đang tăng cao, đáng lẽ ra phải mặc quần áo thoáng mát cho con để hạ sốt thì nhiều mẹ lại ủ ấm khiến thân nhiệt trẻ càng tăng, dễ gây nguy cơ sốt co giật. Thậm chí có nhiều mẹ còn chườm đá, chườm lạnh. Các bác sĩ nhi khoa cho biết, thực chất việc chườm đá, chườm lạnh chỉ làm mát tại vị trí được chườm, nhưng trên thực tế nó có thể gây co mạch khiến nhiệt càng khó thoát ra ngoài hơn, gây sốt cao hơn.


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1032 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm