Mẹ và bé - Trẻ nghiện phim, lỗi tại người lớn

- Khi đọc bài (Báo phụ nữ TP.HCM, ngày 14/3/2011) và nhiều ý kiến chia sẻ sau đó, tôi hiểu nỗi lo lắng của cha mẹ khi con trẻ nghiện phim hoạt hình. Nhưng có lẽ nguồn gốc sâu xa là chính bản thân chúng ta, đừng đổ lỗi cho trẻ.

vợ chồng tôi đều là công chức, dù công việc tất bật nhưng chúng tôi rất quan tâm đến chuyện giáo dục con cái. Nhà tôi có hai cháu trai, đứa lớn học lớp 5, đứa bé học lớp 2. Hai cháu rất nghịch ngợm, quậy phá. vợ chồng tôi mua nhiều đĩa phim, rồi nối truyền hình cáp… với suy nghĩ rằng các con sẽ ít thời gian chơi bời ngoài đường, tránh nhiễm thói hư, tật xấu. Thời gian đầu, tôi cảm thấy yên tâm, nhưng càng ngày chúng càng tỏ ra bướng bỉnh, thậm chí còn tìm cách chống đối lại cha mẹ… nếu người lớn can thiệp đến “công việc xem phim” mà chúng đang thích thú. Thậm chí trong giấc ngủ của con, tôi còn nghe được những tiếng “sấm sét” rồi “chém giết” của các nhân vật trong bộ phim hoạt hình mà buổi tối cháu vừa xem.

vợ chồng tôi lại phải tìm phương án mới cho hai đứa trẻ. Tốt nhất không dùng truyền hình cáp, mà chỉ cho chúng xem một vài bộ phim hoạt hình phát sóng trên VTV2 hàng ngày. Chúng tôi dành nhiều thời gian cho cháu nhất là những ngày nghỉ, cùng các cháu đến các siêu thị sách, cho cháu đọc những cuốn sách thiếu nhi nhiều thể loại. Đồng thời, gián tiếp thông qua các câu chuyện để giáo dục cho cháu về những lợi ích cũng như tác hại của việc nghiện phim hoạt hình, nhất là thể loại bạo lực. Thay vì cấm đoán, chúng tôi lựa chọn những chương trình hấp dẫn, bổ ích cho con trên truyền hình để tạo hứng thú. Thậm chí chúng tôi còn tổ chức cho cả nhà xem một số chương trình bổ ích trên VTV, HTV như Bên cạnh đó, chúng tôi sưu tầm những tư liệu, hình ảnh nói về tác hại của chứng nghiện tivi, nghiện internet để hướng dẫn các cháu hiểu biết thêm.

Sau một tháng, các cháu đã có nhiều thay đổi, nhất là đứa lớn đã biết tự giác vâng lời, không chống đối cha mẹ, không đòi hỏi được xem những bộ phim hoạt hình mà chúng nghiện trước đây.

Theo tôi, chúng ta không cấm đoán, không ép buộc con trẻ, nhất là giai đoạn 6 - 10 tuổi. Hãy quan tâm sự phát triển tâm lý của trẻ để hướng trẻ vào những hoạt động bổ ích mà hình thành những kỹ năng cần thiết. Cha mẹ luôn là điểm tựa tinh thần của con trẻ, định hướng, giúp đỡ, hướng dẫn trẻ khi mà thế giới vui chơi của trẻ  vô cùng rộng lớn. Không phải do trẻ hư, trẻ khó bảo, trẻ nghiện tivi mà quan trọng nhất là lỗi tại người lớn.

Nguyễn Văn (Đồng Nai)

>>
>>
>>
>>
>>
>>
>>
>>

 


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1392 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm