mang thai có tập thể dục được không?

Bên cạnh những biện pháp về giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh hoạt, chế độ ăn uống, lao động và nghỉ ngơi hợp lý, thì việc tập luyện thể dục góp phần rất lớn để cho “mẹ tròn con vuông”.

Luyện tập thể dục - biện pháp tích cực

Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh: những người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên khi có thai ít mắc chứng giãn tĩnh mạch chân, đau đầu, cao huyết áp, phù… Thời gian sinh mau hơn và ít xảy ra tai biến khi sinh.

Thể dục trong thai kỳ gíúp cho sản phụ có thêm sức khỏe.

Sức khỏe của thai nhi phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe của người mẹ. Trong khi có mang, không những nhu cầu về các chất dinh dưỡng, về sinh tố tăng hơn lúc bình thường mà cả nhu cầu về oxy cũng lớn hơn. Thai nhi rất nhạy cảm với tình trạng thiếu oxy. Vì một lý do nào đó, người mẹ thở yếu hay khó thở, máu cung cấp tới thai nhi giảm sút, lập tức ta thấy thai “máy đạp” nhiều hơn. Đây chính là dấu hiệu “kêu đói oxy” của thai nhi. Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai và đến sức khỏe của đứa trẻ khi ra đời.

Luyện tập thể dục trong thời kỳ có thai là một biện pháp tích cực để nâng cao sức khỏe của người mẹ chuẩn bị thể lực cho việc sinh đẻ dễ dàng và an toàn, đồng thời thông qua mẹ, bồi dưỡng sức khỏe cho thai nhi.

Tập sao cho tốt?

Trong 3 tháng đầu, thai còn chưa bám chắc vào thành tử cung, việc tập luyện phải hết sức nhẹ nhàng. Nên tập những động tác thể dục phát triển, củng cố các cơ tham gia vào quá trình sinh đẻ như: các cơ đáy chậu, cơ thành bụng, cơ lưng và tăng tính di động các khớp khung xương chậu. Trong thời gian có thai, phải nghỉ hẳn các hình thức tập luyện có tính chất thể thao, nhất là không được thi đấu.

Từ tháng thứ 7 trở đi, việc tập luyện phải hết sức thận trọng, vì lúc này thai đã lớn. Tập luyện quá sức hay gây chấn động cơ thể mạnh dễ làm động thai dẫn đến sinh non.

Từ tháng thứ 4 - 7 có thể tập bơi, bơi với tốc độ chậm, động tác khoan thai. Tốt nhất là bơi ếch. Bơi là một hình thức vận động toàn diện, trong đó các cơ tham gia trực tiếp vào quá trình sinh đẻ được củng cố, khi bơi, hoạt động chân tay thường kết hợp một cách tự nhiên với thở, cơ thể được tiếp xúc với không khí với nước, toàn thân như được xoa bóp nhẹ nhàng, khí huyết lưu thông tác dụng rất tốt đến sức khỏe. Không nên bơi lâu, mỗi lần tập không quá 20 phút. Không bơi ở hồ, ao nước tù, bẩn, trong các loại nước đó có nhiều vi khuẩn và nấm gây bệnh. Tuyệt đối không được nhảy xuống nước. Ngoài luyện tập thể dục, hàng ngày nên đi dạo ở những nơi thoáng mát và không khí trong lành. Không nên đi xa, nên đi từng đoạn đường ngắn, ngồi nghỉ, sau đó lại tiếp tục đi.

Việc tập luyện phải tùy theo sức khỏe và tình trạng thai nghén của mỗi người. Bất cứ một sự thay đổi nào dù nhỏ nhất về sức khỏe, cũng phải hỏi ý kiến thầy thuốc sản, phụ khoa và thầy thuốc y học thể dục thể thao. Phải chấp hành nghiêm ngặt lịch khám thai.


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1537 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm