Bé 1 tuổi rất háo hức với những đồ ăn trong bát đĩa của bố mẹ - cách tốt để bạn dạy bé ăn uống đa dạng. Nhưng không phải tất cả thức ăn đều an toàn cho bé.
Thức ăn nên tránh: 1-2 tuổi
Sữa ít béo: Hầu hết các bé 1-2 tuổi đều cần chất béo và kalo có trong sữa nguyên kem (whole milk) để phát triển. Khi bé 2 tuổi trở lên (không có vấn đề nào về tăng trưởng) thì bạn mới nên cho bé dùng sữa ít béo (lower-fat milk), nếu cần. Một số trường hợp, nếu bé có nguy cơ béo phì, mắc bệnh tim mạch thì bác sĩ có thể gợi ý cho bé dùng sữa ít béo trước tuổi lên 2.
Thức ăn dễ hóc nghẹn
Thức ăn khoanh lớn: Miếng cỡ hạt đậu là an toàn nhất vì chúng không bị mắc trong cổ họng của các bé. Các loại rau củ như carrot, đậu que cần cắt miếng thật nhỏ sau khi đã nấu chín.
Những loại quả như nho, cà chua bi, dưa hấu cần cắt thành khối hình vuông thật nhỏ trước khi cho bé ăn. Thịt đã nấu chín và phômai cũng phải cắt thành những miếng nhỏ.
Đồ ăn cứng, nhỏ: Các loại hạt, bỏng ngô, kẹo cứng, nho khô và hoa quả khô khác tiềm ẩn nguy cơ gây hóc cho bé.
Thức ăn mềm, dính: Tránh kẹo cao su, thức ăn mềm như kẹo dẻo, thạch rau câu vì chúng có thể tắc ở họng.
Bơ lạc (peanut butter): Hãy cẩn thận khi cho bé nhà bạn ăn miếng to bơ lạc vì có thể gây khó nuốt. Thay vào đó, hãy phết bơ thành dải mỏng lên bánh mỳ hoặc bánh quy giòn. Hoặc bạn có thể nấu chảy bơ như hỗn hợp nước sốt trước khi phết lên bánh.
Gợi ý phòng hóc nghẹn:
- Tránh cho bé ăn trên ôtô vì cha mẹ khó có thể giám sát con khi đang lái xe.
- Nếu bạn đang dùng thuốc bôi lợi giảm đau cho bé mọc răng, hãy để mắt tới bé vì thuốc này có thể gây tê lợi và khiến bé khó nuốt.
Đồ ăn nên tránh: 2-3 tuổi
Bây giờ, bé đã ăn uống thành thạo hơn, vì thế, nguy cơ hóc nghẹn ở bé giảm đáng kể. Nhưng bạn vẫn nên tránh những thức ăn dễ gây nghẹn như đã đề cập ở bé giai đoạn 1-2 tuổi. Đồng thời, không khuyến khích bé vừa ăn vừa chạy nhảy, xem tivi, hoặc làm gì đó làm bé mất tập trung vào bữa ăn.
Theo Afamily