“Bố Tin lúc nào cũng thắc mắc Tin không yêu bố bằng mẹ. Tin cứ như cái đuôi, bám lấy mẹ suốt cả ngày. Đi đâu, ai hỏi, Tin cũng bảo: “Cháu là con mẹ Hoa”, rồi thơm mẹ, ôm mẹ, lại nói to: “Con yêu mẹ””.
Đó cũng là những lời tâm sự trong blog “Con trai tôi” của mẹ Hoa. Chị chẳng biết làm thế nào để giải thích cho chồng. Lúc nào chị cũng dạy Tin phải yêu hai bố mẹ bằng nhau. Nhưng lúc nào Tin cũng bảo: “Con yêu mẹ nhất nhà, yêu hơn bố”.
Bên cạnh nhà chị Hoa, bé Na lại vô cùng yêu bố. Mẹ Na suốt ngày ở nhà, chăm con, cho con ăn uống, tắm giặt, đưa con đi chơi, nhưng lúc nào cũng ám ảnh cảm giác: Na yêu bố hơn mẹ.
Ngay từ lúc mới sinh đã thế. Cứ nghe thấy tiếng ba, Na lại khua tay múa chân, miệng cười thành tiếng. Bây giờ trước khi đi ngủ, Na cũng đòi bố bế đặt lên giường, thơm một cái chúc ngủ ngon. Đến lớp mẫu giáo, thấy mẹ đến đón thì Na cũng bình thường như bao bạn khác, chào cô, chào mẹ. Nhưng nhìn thấy bố ở ngoài cửa, Na đã reo hò sung sướng: “Bố đón Na rồi!”. Vì thế, mẹ Na có vẻ rất dỗi và buồn.
Dạo một vòng trên các forum làm cha mẹ, gặp rất nhiều những câu hỏi tương tự và than thở như mẹ Nấm: “Tại sao con gái yêu bố hơn, con trai lại quấn mẹ”.
Ý kiến của chuyên ggia
Các bố mẹ đều có trả lời là mình yêu thương các con như nhau. Nhưng có lẽ bố vẫn yêu con gái hơn, mẹ thương con trai hơn. Các nhà tâm lý học cho rằng nguyên nhân của sự việc trên là sự thiên vị giới tính.
Các nhà khoa học cũng cho rằng sự thiên vị giới tính này cũng có những lợi ích nhất định. Con gái gần gũi bố, con trai gần gũi mẹ sẽ được bổ sung những đức tính, phẩm chất đặc trưng của giới kia để trở nên hoàn thiện hơn.
Cô con gái cưng của bố sẽ được rèn luyện tính tự tin, độc lập, mạnh mẽ, vững vàng, lớn lên sẽ có lòng tin vào bản thân. Coán trai sẽ được học từ mẹ tự yêu thương, mềm mại và linh hoạt hơn, biết tôn trọng người khác, quan tâm và chia sẻ.
Theo afamily.vn