AVS -Chuyệt vặt vãnh về dạy con

Nghỉ hè, tôi về thăm cô giáo cũ dạy mình hồi còn học phổ thông. Giữa lúc câu chuyện đang tạm thời lắng xuống, con gái cô từ trong phòng đi ra chào mẹ rồi dắt xe đi học.
Ngồi im nhìn bóng đứa con gái mười hai tuổi lúi húi mở cổng, khóa cổng xong, cô bất giác hỏi tôi: “Ở bên đó (nơi tôi du học) em có bao giờ thấy người ta dỗ dành con khóc không?”

Tôi ngẫm nghĩ một lát rồi trả lời: “Cũng có đôi lần cô ạ.”

– Vậy có bao giờ thấy những cảnh như là… một đứa trẻ vấp ngã được bố mẹ xuýt xoa “Đánh chừa đất này!” không?

Tôi đáp rằng không, lòng thầm ngạc nhiên không hiểu cô đang có ý gì. Cô gật gù rồi mỉm cười xác nhận: “Đúng vậy, hồi còn học ở Liên Xô cũng chưa bao giờ cô thấy cảnh đó.” Rồi tiếp thêm, vẻ tự hào không giấu giếm: “Cô cũng không bao giờ dỗ dành con như vậy”. Đến đây thì tôi đã phần nào hiểu được ý tứ của cô.

Trầm ngâm một lát, rồi cô tiếp: “Cha mẹ nào cũng thương con, điều đó không phải bàn. Nhưng cách dạy trẻ con của người Việt Nam mình có nhiều điểm không tốt. Giả như chuyện dỗ dành khi con đau con khóc, thường bao giờ cũng thay con đổ lỗi cho một điều gì đó. Con ngã thì bảo đất hư, con kẹp tay thì trách cứ cánh cửa. Rồi sau đó thì đánh chừa, đánh chừa… Trẻ con một tuổi là đã bắt đầu quá trình nhận thức rồi. Những điều tưởng chừng đơn giản như vậy, cũng có thể lưu lại trong trẻ và hình thành thói quen không tốt khi lớn lên.”




Tôi ngẫm nghĩ lời cô nói, quả không phải là không có chỗ chính xác. Cái tâm lý đổ tại, không dám nhận trách nhiệm về mình mà đùn đẩy cho người khác có thể gặp ở bất kể mọi nơi. Chưa kịp nói ra những suy nghĩ của mình, tôi đã nghe cô nói tiếp: “Một điều nữa, em có thấy không? Là hầu như lớp mầm non nào, mẫu giáo nào, thậm chí cả tiểu học … người dạy trẻ chiếm đa phần đều là phụ nữ. Những người phụ nữ này dạy trẻ, bất kể là bé trai hay bé gái cũng đều dùng chung một phương pháp, một tác phong, một lối nói. Đối xử với chúng giống hệt nhau bằng những thiên tính của phái nữ như vậy, em bảo sao nam thanh niên thời nay lại không bị nữ hóa? Thích ăn mặc chải chuốt, ưa nói năng thỏ thẻ, làm điệu thậm chí còn hơn cả cánh đàn bà con gái.”

Đến quan điểm này của cô thì tôi có hơi bị sốc. Đang định phản bác lại rằng cô nhận xét như vậy có quá phiến diện hay không, thì đã lại bị chặn trước bằng một ví dụ không thể chối cãi: “Cô nghĩ đó cũng là một phần lí do tại sao tại nhiều nước bây giờ vẫn duy trì các trường nữ sinh, nam sinh riêng biệt, trong khi ở Việt Nam thì gần như lại không có.”

Cuộc trò chuyện còn lan sang nhiều chủ đề khác, nhưng hai nhận xét mà cô đưa ra về cách giáo dục trẻ của người Việt Nam ta thì cứ theo ám ảnh tôi mãi. Cô cũng là một nhà sư phạm, là một giáo viên về sinh vật học, và trên hết là một bà mẹ của hai đứa trẻ đang tuổi trưởng thành, nên dù những quan điểm này được đưa ra chưa hề có sự xác nhận, kiểm chứng thì nó cũng khiến tôi băn khoăn rất nhiều. Các cụ xưa đã nói: “Dạy con từ thưở còn thơ…” Phải chăng ngay cả những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt, tầm thường này, chúng ta cũng cần dành cho chúng sự quan tâm và điều chỉnh cho thích hợp?

Theo afamily.vn


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1429 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm