Thái Âm và các tinh đẩu khác

Thái Âm và các chính tinh:

Thái Âm chỉ có thể đồng cung Thái Dương (tại Sửu Mùi), Thiên Đồng ( tại Tý Ngọ), Thiên Cơ (tại Dần Thân). Ngoài ra là độc thủ. Thái Âm miếu vượng ở cung Âm luôn tốt hơn ở cung Dương. Thái Âm hãm địa ở cung Âm nguy hại hơn khi hãm ở cung Dương. Thái Âm đi với các sao Thiên Cơ, Thiên Đồng, Thiên Lương tạo thành cách Cơ Nguyệt Đồng Lương là một trong 5 thượng cách của Tử Vi.

Thái Âm, Thiên Đồng ở Tý Ngọ:

Cả hai sao đều thuộc Thủỵ Chỉ cùng cung tại Tý Ngọ, thuộc "đào hao địa" . Cá nhân ôn nhu, u mặc, đa tình . Ước vọng cao, nhiều cơ hội đi lại , nhiều nhân duyên kỳ diệu , lịch duyệt phong phú . Thiên đồng chủ phúc, Thái Âm chủ điền trạch, nên bất luận vượng hãm nhất định không sợ thiếu ăn thiếu mặc . Từ nhỏ đã được yêu quí. Tóm lại phúc phận tốt . Nhưng nếu ở Ngọ không bằng Tý vì Ngọ là chốn hãm của Thái Âm, nên ảnh hưởng lây Thiên Đồng, phần may mắn không thể bằng cung Tý được.

Về mặt xử thế, không hay cạnh tranh với người, nên có nhiều người thương , ít kẻ ghét.

Ưu điểm : Thông minh hiếu học, đa tài đa nghệ . Phong thái mềm dẻo, không tranh dành hơn thua với người . Có ý muốn phục vụ, được thân nhân bằng hữu ưa thích . Dễ đạt hạnh phúc.

Khuyết điểm : Thiếu uy, quá dễ tin người, nhận xét sự kiện hay sai lầm . Thiếu khả năng quyết định, hay ỷ lại kẻ khác . Trốn tránh sự thật đau lòng, mơ mộng quá nhiều . Không chịu nổi hoàn cảnh khó khăn . Hay dính líu đến những hoàn cảnh tình cảm rắc rối.

Thái Âm ở Tý là nơi vượng địa, rất đẹp được gọi là "Trăng sáng trên sông". Đi cùng sao Thiên Đồng cũng vượng địa, cung Mệnh an tại đây là người nhân hậu từ thiện. Con trai là bậc quân sư có tài can gián các bậc vua chúa, ăn nói nhẹ nhàng nhưng đanh thép. Nếu là con gái sẽ rất đẹp, hội thêm Tang Hổ Khốc Hư Riêu thì lận đận về chuyện tình duyên, chuyện gia đình thường không êm đẹp.

Đi cùng Văn Khúc càng tốt, con trai cung Phu Thê ở Tý có Thái Âm thêm Văn Khúc gọi là cách "Thiềm cung triết quế" lấy được vợ rất đẹp dịu dàng có học thức, nếu thêm Hóa Khoa nữa thỉ người hôn phối giỏi giang. Trường hợp cung Phu Thê ở Tý có Thái Âm ngộ Văn Khúc chắc chắn cung Mệnh ở Dần có Cự Nhật ngộ Văn Xương. Cho nên con trai có cách này gọi là Thiềm cung triết quế cũng đúng thôi. Mệnh có Cự Nhật ở Dần lại có Văn Xương rất quý, như vậy lấy vợ cũng phải là người tài năng xinh đẹp. Ở đây các cụ nói Thái Âm Văn Khúc cư Phu Thê là Thiềm cung triết quế nhưng chính thực ra là để chỉ Cự Nhật ở Dần có Văn Xương. Trai tài gái sắc kết hợp thật là đẹp lắm. Lưu ý chỉ đúng cho con trai, con gái có cách này không được đẹp như trên nhưng cũng lấy được chồng giàu có tình nghĩa.

Nếu có thêm Kình Dương, rất cần thêm Phượng Các Giải Thần. Phương Giải sẽ làm cho Kình Dương trở nên bớt hung hiểm. vợ chồng chỉ khắc khẩu mà thôi, chứ vẫn đầu bạc răng long. Không có Phượng Giải thì hôn nhân trắc trở, người hôn phối sau này kiêu căng lắm.

Nếu gặp thêm Đà La là phá cách, dẫu có Phượng Giải cũng chịu chết không làm gì được. Lúc này rất cần Quang Quý chiếu về hoặc Hóa Khoa đồng cung để giải bớt Đà La. Tuy nhiên vẫn không thể tốt đẹp hoàn mỹ được.

Thái Âm ở Tý cùng với Thiên Đồng nếu ngộ thêm Tuần Triệt rất cần Văn Khúc Tả Phù Quang Quý hội hợp chiếu về, chỉ trắc trở ban đầu, về sau vẫn tốt như thường. Đặc biệt sao Tuần, Triệt trong trường hợp này nếu có đủ Quang Quý Khúc Tả hội hợp về sẽ như cái phanh làm cho sao Thiên Đồng trở nên vững chãi hơn, không hay thay đổi.

Thái Âm Thiên Đồng cư Ngọ. Ngọ là nơi Thái Âm tối hãm nhất, Thiên Đồng cũng hãm địa. Lúc này lại phải suy ngẫm đến câu "Cùng tắc biến", Đồng Âm trong trường hợp này phải HÓA được ( thành Quyền ,Lộc, Khoa) sẽ là phản vi kỳ cách. Nếu có thêm Kình Dương, Kình thuộc Kim, cung Ngọ lại là nơi Dương Hỏa cực vượng, cho nên Kình bị hãm rất xấu. Kình cư Ngọ gọi là cách "Mã đầu đới kiếm", sao Thiên Đồng lại chủ sự di chuyển không ổn định cho nên sẽ là hình ảnh tướng cưỡi ngựa đi ra biên cương. Tướng này chỉ phát huy được tài năng nếu anh Thiên Đồng Thái Âm Hóa Khí được, Tướng sẽ thành có Tướng trí thức ( do Hóa Khoa), có Quyền ( do Hóa Quyền) và có Lộc ( do Hóa Lộc). Tướng giỏi có quyền có tiền thì quân sỹ mới theo để phò trợ mà làm nên công danh. Ngay trong trường hợp này sự nguy hại của Kình hãm vẫn còn rất lớn, cho nên rất cần thêm Phượng Giải để hóa giải đi. Chính từ hình ảnh đó mà sách Tử Vi xưa mới chép lại: Đồng Âm hãm cư Ngọ ngộ Kình, Phượng uy trấn bốn phương. Tuy nhiên bắt buộc phải có Tam Hóa mới thành được Kỳ Cách, nếu không có Tam Hóa vẫn là tối hãm và nguy hại như thường.

Lưu ý Đồng Âm ở Ngọ gặp Đà La dù có Tam Hóa hay Phượng Giải tụ hợp cũng là phá cách, buồn nhiều hơn vui. Gặp Linh Hỏa Không Kiếp cũng xấu không nhu Đà La nhưng không thể gọi là Kỳ Cách như trên được.

Thái Âm Thiên Cơ ở Dần Thân:

Chỉ cùng cung tại Dần Thân, tạo thành "Cơ Nguyệt tương phùng" cách.

Thiên Cơ thuộc Mộc biểu tượng mưu trí, tính toán , nhẫn nại; Thái Âm thuộc thủy biểu tượng cung cách nho nhã, tình cảm lãng mạn . Luận về ngũ hành thì hai sao tương hợp . Nhưng Dần Thân thuộc "tứ mã địa" chủ sự dời đổi, biến chuyển; nên có thể thấy từ đặc tính của hai sao rằng đây không phải là vị trí thích hợp lắm .

Ở Dần Thái Âm hãm, ở Thân Thái Âm vượng, nên có Cơ Âm đồng cung ở Thân thì gặp nhiều may mắn hơn ở Dần; nhưng cả hai cung vẫn có chung một số tính chất . Cá nhân có "Cơ Nguyệt tương phùng cách" nội tâm ít khi thỏa mãn với hoàn cảnh hiện tại, hay thay đổi bất chợt, nhưng lại e sợ hậu quả, nên mọi đổi thay đều ở mức lưng chừng, thiếu dứt khoát, nên dễ khốn khổ vì lâm vào những hoàn cảnh khúc mắc, khó giải quyết.

Người có Cơ Nguyệt ở Dần Thân thiếu uy nghiêm nên không hợp với vai trò lãnh đạo . Nên tìm những công việc chuyên môn, hoặc buôn bán độc lập . Nếu không lượng sức mình mà đi vào những địa hạt cần quyền biến mau lẹ thì khó lòng tránh khỏi thất bại.

Ưu điểm : Cốt cách, phong tư nho nhã, dễ chiếm cảm tình của người khác (đặc biệt là người khác phái). Thông minh, hiểu chuyện mau lẹ . Có trực giác linh mẫn. Có cơ may gặp nhiều duyên lạ trong tình cảm cũng như sự nghiệp.

Khuyết điểm : Thiếu nghị lực, ý chí, khả năng điều hànhg . Nhiều mơ mộng, thiếu thực tế . Trọng hư danh . Nội tâm nhiều mâu thuẫn, và (trừ khi có nhiều sao chế hóa) khá ích kỷ . Tình cảm biến đổi, trước trọng sau khinh . Khó được người đời kính trọng.
Thái Âm Thiên Cơ ở Thân tốt hơn ở Dần rất nhiều. Ở Dần Thái Âm tối hãm rât nguy hại cho người nữ lúc này rât cần Tam Minh, Long Phượng và Tam Hóa để phù trì, nếu không đời nhiếu vất vả gian truân.
Thái Âm Thiên Cơ ở Thân là người thông minh, xinh xắn. Nếu là con gái có Thái Âm ngộ Văn Khúc, cung Phu Thê ở Ngọ có Thái Dương ngộ Văn Xương rất đẹp như trường hợp con trai có cung Phu Thê ở Tý có Thái Âm đi cùng Văn Khúc. Con gái lấy chồng làm đến bậc nguyên thủ nếu có nhiều cát tinh khác hội họp như Tam Hóa, Long Phượng, Tam Minh,... nếu có thêm Linh Hỏa hay Kình bớt tốt, vợ chồng khắc khẩu. Gặp Đà La sẽ là phá cách, Không Kiếp cũng chẳng tốt lành gì.

Âm Cơ ở Dần dù tốt đến đâu chăng nữa cũng là người hay nghi ngờ suy nghĩ, và hay ghen. Rất cần Quang Quý chiếu về để giải bớt tính hay suy nghĩ đa nghi của Thiên Cơ. Lúc này mới có thể gọi là hoàn toàn tốt đẹp.

Thái Âm độc thủ ở Hợi:

Thái Âm ở Hợi gợi là cách Nguyệt lãng Thiên Môn, rất đẹp cung Mệnh đóng ở đây rất đẹp. Đặc biệt cần lưu ý nếu có Hóa Kỵ sẽ là kỳ cách. Chỉ những người tuổi Ất mới có cách này. Thái Âm ở Hợi ngộ Hóa Kỵ sẽ giàu có rất lớn, sự nghiệp rạng rỡ lắm. Cung Mệnh cư ở đây dù là con trai hay gái miễn là mệnh Thủy, Kim tối quý.

Thái Âm ở Hợi, chắc chắn Thái Dương ở Mão. Mệnh cư Mùi sẽ là cách Nhật Nguyệt tịnh minh, người có cách nay rất thông minh phò tá cho bậc nguyên thủ quốc gia. Mệnh cư Mão cũng cung Quan Lộc sẽ được Nhật Nguyệt Tịnh minh chiếu cũng rất đẹp.

Các trường hợp Thái Âm độc thủ ở các cung khác xin xem ở phần sao Thái Dương.

THÁI DƯƠNG THÁI ÂM (Nhật Nguyệt)

Chỉ đồng cung tại Sửu Mùi, tạo thành "Âm Dương Sửu Mùi cách ", còn gọi là Nhật Nguyệt đồng lâm cách".

Thái Dương là trung đẩu đế tinh, nên mặc dù thuộc nhóm sao tĩnh (Cơ Nguyệt Đồng Lương Cự Nhật ) mà vẫn có nhiều tính chất xung động, mãnh liệt như nhóm "Tử Phủ Sát Phá Tham ". Ngược lại, Thái Âm là sao nhu nhuyễn, thích sự bình lặng, làm việc gì cũng muốn đạt sự toàn mỹ, mang nhiều lãng mạn tính . Hai sao hợp lại, không khỏi có nhiều mâu thuẫn.

Sửu Mùi là hai cung mộ địa mang đặc tính bảo thủ, nên khuynh hướng đấu tranh của Thái Dương bị biến hóa, trở thành bất chợt, nhưng cá nhân vẫn hiếu thắng, cố chấp.

Thái Dương nhiều năng lực, hăng hái xông pha, trong khi Thái Âm thích sự nhàn tản, lãng mạn . Hai sao hợp lại thường có bề ngoài mềm dẻo bề trong cứng cỏi, nhưng có lúc hoàn toàn ngược lại, rất khó xác định . Thích ở vị trí thủ lãnh, nhưng rất khó đóng trọn vai trò này là vì những mâu thuẫn như đã kể.

Ưu điểm : Không tham danh lợi, thích làm việc nghĩa, thích đóng vai người hùng cứu khổn phò nguy, đầu óc thông minh, học hỏi hiểu biết nhanh .

Khuyết điểm : Nhiều mâu thuẫn, nhiều khi suy nghĩ trước sau trái ngược, ý chí không cứng cỏi, tình cảm bất định . Luôn cho rằng mình hơn người khác , dễ trở thành bệnh tưởng . hôn nhân thiếu hòa thuận, không gần gủi người thân.

Mặt trời là nguồn năng lượng lớn nhất đối với qủa đất của chúng ta cho nên người có Nhật thủ Mệnh là người rất năng động, có phần nóng nảy. Từ cổ chí kim mặt trăng luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các thi nhân cho nên người có Nguyệt thủ Mệnh thường mang tính đa sầu, đa cảm. Nhật thuộc nam đẩu tinh, hành Hỏa, miếu địa ở Tỵ, Ngọ tức là mặt trời vào lúc giữa trưa, và vượng địa ở Dần, Mão, tức là mặt trời lúc bình minh. Ở 4 vị trí trên, Nhật chủ về sự thông minh, lòng nhân đức, Tài và uy quyền. Nhật rất hợp với người Dương Nam, Dương Nữ, và những người sinh vào ban ngày. Nguyệt thuộc bắc đẩu tinh, hành Thủy, miếu địa ở Dậu, Tuất, Hợi, là lúc mặt trăng tỏa sáng nửa đêm, vượng địa ở hai cung Thân (lúc trăng mới mọc), và Tí (lúc trăng sắp tàn). Ở những vị trí miếu vượng, Nguyệt là sự nhân từ, tánh đa sầu, đa cảm và lãng mạn, có khiếu về văn chương, nghệ thuật. Đồng thời Nguyệt cũng chủ sự giàu có về điền sản như nhà cửa, đất đai… Nguyệt đặc biệt phò trì cho người Âm Nam, Âm Nữ, những người mạng Mộc, Thủy, và người sinh vào ban đêm, nhất là sinh vào những đêm trăng tròn 15, 16 thì càng tuyệt hảo.

Trong cơ thể, Nhật Nguyệt tượng trưng cho đôi mắt. Trong gia đình, Nhật là ông, là cha, là chồng, Nguyệt là bà, là Mẹ, là vợ…Điều này rất rõ khi cung hạn có Nhật hay Nguyệt tọa thủ thì những gì xảy ra trong hạn đó không những là cho chính bản thân của mình mà còn nói lên những sự việc xảy ra cho chồng, cho vợ, cha mẹ, ông bà của đương số nữa. Sự biểu tượng này cũng nói lên tình cảm hay sự gần gũi mật thiết trong cuộc sống giữa người con đối với cha hay mẹ. Chẳng hạn một người có Nhật thủ Mệnh thì người này chịu ảnh hưởng tánh tình của cha nhiều hơn, có thể sẽ nối nghiệp cha, hoặc có thể vì hoàn cảnh, đương số sẽ sống gần gũi và hợp với cha nhiều hơn là với mẹ. Khi nói đến hai sao Nhật Nguyệt, khoa Tử Vi có một nguyên tắc mà chúng ta thường nghe là: “Chính bất như chiếu” nghĩa là: Nhật Nguyệt chiếu Mệnh tốt hơn thủ Mệnh. Điều này nghĩ cũng hợp lý, rất thực tế. Chẳng hạn như chúng ta đặt một ngọn đèn ngay trước mặt mà đọc sách thì ánh sáng chiếu trực tiếp vào mắt sẽ làm cho mắt bị chói và mau mỏi mệt hơn là để ngọn đèn chiếu lên chụp đèn, hay chiếu vào tường rồi phản chiếu vào trang sách. Nhật Nguyệt chỉ đồng cung ở hai vị trí Sửu, Mùi gọi là Nhật Nguyệt Đồng Lâm. Nhật Nguyệt Đồng Lâm cũng giống như hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực. Nghĩa là trong một khoảng thời gian nào đó, mặt trời, mặt trăng, và trái đất cùng ở một đường thẳng. Như chúng ta đã thấy, khi Nhật Thực hay Nguyệt Thực thì mặt trăng che mặt trời hoặc mặt trời che mặt trăng, cho nên ánh sáng mờ mờ ảo ảo, ngày chẳng ra ngày, đêm cũng không giống đêm. Đó chính là nét đặc thù đầu tiên của mẫu người Nhật Nguyệt Đồng Lâm. “Những người bất hiển công danh Cũng bởi Nhật Nguyệt đồng tranh Sửu Mùi.”

Ngoại trừ Nhật Nguyệt Đồng Lâm thủ Mệnh, mặc dù không phải là những vị trí miếu vượng của Nhật-Nguyệt nhưng cũng là người khá thông minh vì đó là bản chất thuần túy của vầng Nhật-Nguyệt. Tuy nhiên vì hai nguồn ánh sáng nằm cùng với nhau cho nên Nhật-Nguyệt tự che lấy ánh sáng của nhau như đã nói ở trên. Vì vậy người Nhật Nguyệt Đồng Lâm có trí nhớ kém và thường hay có những quyết định lầm lẫn, mãi cho đến khi việc đã xong, quay mình nhìn lại thì mới thấy ân hận tại sao lúc đó mình làm như vậy. Nhật-Nguyệt là biểu tượng của ngày và đêm, và cũng là biểu tượng của Âm và Dương trong vũ trụ cho nên người có Nhật Nguyệt thủ hay chiếu Mệnh thường có năng khiếu về ngành điện tử, điện toán, vi tính v.v… Nhật Nguyệt Đồng Lâm thần kinh dễ bị suy yếu, hay bị những chứng nhức đầu kinh niên, căng thẳng thần kinh, dễ bị xúc động, và chắc chắn một điều là hai mắt kém, có nhiều bệnh tật khi còn bé. Riêng đối với phái nữ, người Nhật Nguyệt Đồng Lâm mỗi lần có kinh nguyệt thường bị đau bụng dữ dội hơn những người khác. Và họ thường hay bị những chứng bệnh mà đông y gọi là bệnh khí huyết.
Nếu nói như vậy, Nhật Nguyệt Đồng Lâm thủ Mệnh đây không phải là một cách tốt, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt như sau:

1) Nhật Nguyệt Đồng Lâm thủ Mệnh mà có Tuần án ngữ, và được các văn tinh như Xương Khúc, Khôi Việt, Quang Quí, Thai Tọa, Đào Hồng Hỷ hội hợp thì trở nên tốt. Đây là số của những nhà văn, nhà thơ, nhà báo, những người làm ngành truyền thông, hay là giới văn nghệ sĩ danh tiếng và có địa vị trong giới văn chương, nghệ thuật.

2) Nhật Nguyệt Đồng Lâm thủ Mệnh có Hóa Khoa, Hóa Lộc đồng cung hay xung chiếu, hay hợp chiếu thì lại trở nên tốt đẹp. Công danh sự nghiệp vững vàng, có quyền cao chức trọng trong xã hội.

Tóm lại, ngoài hai trường hợp vừa nêu trên, Nhật Nguyệt Đồng Lâm ở Sửu/Mùi thì cuộc đời cũng được cơm no áo ấm nhưng đây là mẫu người bất đắc chí, có khả năng mà không gặp được thời vận điển hình như nhà thơ Tú Xương ngày trước.

Cũng là Nhật-Nguyệt đồng cung, nhưng đúng với nguyên tắc căn bản mà chúng ta đề cập ở trên “Nhật Nguyệt chiếu Mệnh tốt hơn thủ Mệnh” Như vậy nếu Mệnh an ở Sửu được Nhật-Nguyệt đồng cung ở Mùi xung chiếu thì chắc chắn tốt hơn Nhật-Nguyệt tọa thủ tại Mệnh. Và phú Tử Vi cũng khẳng định điều này: “Nhật Nguyệt đồng Mùi, Mệnh an Sửu, hầu bá chi tài.” Trong trường hợp này nếu Mệnh có Tuần án ngữ để giữ ánh sáng của Nhật-Nguyệt, và có Hóa Kỵ thủ Mệnh như vầng mây ngũ sắc làm tăng thêm độ sáng cho Nhật-Nguyệt. Được cách này, công danh phú quý càng rực rỡ và bền vững hơn.

Như vậy, khi nói đến mẫu người Nhật Nguyệt Đồng Lâm, chúng ta phải phân biệt 2 trường hợp. Nếu Nhật-Nguyệt đồng thủ Mệnh thì cuộc đời được mô tả khái quát như câu: “Những người bất hiển công danh, cũng vì Nhật-Nguyệt đồng tranh Sửu Mùi” Nếu Nhật-Nguyệt đồng cung xung chiếu Mệnh thì công danh sự nghiệp chắc chắn sẽ trong tầm tay. Nhưng cho dù ở trường hợp nào thì mẫu người Nhật Nguyệt Đồng Lâm giống nhau ở chổ mắt yếu, nhức đầu kinh niên, thần kinh dễ rối loạn, trí nhớ kém, phái nữ thường bị đau bụng dữ dội khi hành kinh. Năng khiếu nổi bật nhất của họ là văn chương và nghệ thuật.

Đan trì quế trì cách

"Đan trì quế trì cách" tức là Thái Dương cư Thìn, Thái âm cư Tuất, an mệnh tại cung Thìn hoặc cung Tuất. Thái dương cư Tị, Thái âm cư Dậu, an mệnh ở cung Tị hoặc cung Dậu.

Cổ ca nói:

Nhị diệu thường minh chính đắc trung
Tài hoa thanh thế định anh hùng
Thiếu niên tế đắc phong vân hội
Nhất dược thiên trì tiện hóa long.

Dịch nghĩa:

Hai sao thường sáng chính đắc trung
Tài hoa thanh thế định anh hùng
Tuổi trẻ đỗ đạt ra làm quan
Một bước lên mây hóa thành rồng.

Thái dương thủ mệnh mà nhập miếu, cổ nhân gọi là "đan trì", Thái âm thủ mệnh mà nhập miếu, cổ nhân gọi là "quế trì".

Thời cổ đại xem trọng công danh khoa cử, mà không trọng sự giầu có của giới thương nhân, do đó cho rằng "đan trì quế trì" là đại lợi về cầu Danh. Vì vậy, cổ quyết mới có các thuyết:

- "Thái dương thủ cung Mão, phú quý vinh hoa",
- "Thái dương thủ mệnh ở các cung Mão Thìn Tị Ngọ, gặp các sao Cát, là đại quý" (Thái dương thủ mệnh vu Mão Thìn Tị Ngọ, kiến chư cát đại quý)
- "Thái âm ở cung Tý là đài quế nước trong, được chức quan trọng yếu, là trung thần can gián" (Thái âm cư Tý, thị thủy trừng quế ngạc, đắc thanh yếu chi chức, trung gián ti tài)
"Trăng sáng cửa trời ở cung Hợi, là phong hâu thăng chức tước" (Nguyệt lãng thiên môn vu Hợi địa, tiến bước phong hầu)

Thảy đều vì Thái dương, Thái âm miếu địa mà ra.

Nhưng hậu nhân lại thiên lệch, phải tìm cho ra cách "hai sao đều sáng", với ý đồ làm tăng vẻ vang cho Mệnh Cục, do đó đưa ra cách: "Nhật Nguyệt tịnh minh cách", và "Nhật Nguyệt hội minh cách", ngoài ra còn cật lực tìm ra tinh hệ Nhật Nguyệt cư cung miếu vượng hỗ tương hội chiếu, làm thành mối quan hệ giữa Cách và Cục, còn không dùng cái tên "đan trì" và "quế trì".

Cách này có tính giới hạn cục bộ rất lớn. Thứ nhất là phải gặp sao Lộc, thứ hai là phải gặp các Cát tinh Xương Khúc Tả Hữu, thứ ba là phải gặp một ít Sát tinh trong số Hỏa tinh Linh tinh Kình dương Đà la. Nhưng nếu phù hợp điều kiện này, về căn bản không phải nệ vào cách cục nữa.

Thái Âm và các trung tinh, lục sát tinh:

Như đã nói Thái Âm + Tả Phù + Văn Khúc chẳng khác gì Tử Phủ được cặp Tả Hữu, Thái Dương có Hữu Bật và Văn Xương.

Thái Âm đi với Văn Khúc đối với con gái là người rất đẹp lại có học thức, ăn nói nhẹ nhàng, dịu dàng. Nếu là con trai cũng là người tuấn tú, trắng trẻo, tính tình nhân ái, từ thiện. Cả con trai va con gái nếu có Thái Âm miếu vượng nhập mệnh đều là người hiền hòa, hơi kiêu ngạo ( cái kiêu của Thái Âm là cái kiêu ngầm, không lộ hẳn ra nhu Thái Dương), sống hơi khép kín, tính toán hơn người có Thái Dương thủ Mệnh.

Thái Âm dù bất cứ vị trí nào cũng không nên có thêm Lục Sát Tinh. Nhất là Đà La thành phá cách, gặp Kình Dương , Không Kiếp , Linh Hỏa cuộc đời di hay di chuyển bôn ba, vất vả. Trường hợp gặp Kình Dương tốt nhất nên có thêm Phương Giải, gặp Không Kiếp nên có thêm Quang Quý, sẽ bớt cực nhọc hơn.

Thái Âm hãm rất cần tam minh, tứ linh, tuần triệt. Khi đã miếu vượng lại ngại Tuần Triệt, nếu đã vướng Tuần Triệt rất cần Quang Quý Tả Hữu Xương Khúc để phù trì. Thái Âm hãm ngộ Đà La dù đóng bất cứ chỗ nào trên lá số đối với người con gái cuộc đời buồn nhiều hơn vui.

Thái Âm miếu vượng điều khiển được Hóa Kỵ, đây là một điểm ưu việt của Thái Âm hơn Thái Dương. Thái Âm miếu vượng từ Thân đến Tý gặp Hóa Kỵ không sợ, đặc biệt tại Hợi gặp Hóa Kỵ là kỳ cách. Hãm từ Dần đến Ngọ rất sợ gặp Hóa Kỵ.

Thái Âm đi với Hóa Khoa càng làm tôn lên vẻ tôn quý. Đi với Hóa Lộc giàu có, đi với Hóa Quyền là người hơi nóng nảy, nhưng ngoài mặt bao giờ cũng ôn hòa.

Ai cũng biết Thái Dương Thái Âm hợp nhất khi đi với Tam Minh. Đà La xin có ý kiến như sau: Khi đắc Tam Minh ( Đào Hồng Hỷ ) sẽ không bao giờ có Tứ Linh bởi vì không bao giờ đứng trong tam Hợp Thái Tuế lại có Tam Minh cả, theo Đà La Tứ Linh tốt hơn nhiều so với Tam Minh, nó cũng làm cho Nhật Nguyệt sáng ra không kém gì Tam Minh, hơn thế Tứ Linh còn làm cho Nhật Nguyệt càng thêm cao quý, thanh cao. Cái Sáng của Tứ Linh là cái sáng của sự ngay thắng, thanh cao, không có dâm tính như Đào Hồng. Hơn nữa khi đã có Tứ Linh phù trợ Nhật Nguyệt có gặp Sát Tinh cũang bớt xấu đi, ngay cả khi gặp Đà La là khắc tinh của Nhật Nguyệt , Tứ Linh cũng làm cho bớt xấu nếu có thêm Hóa Khoa nữa thì Đà La chỉ còn gây họa vừa vừa thôi, không còn là phá cách nữa. Đắc Tam Minh mà gặp Đà La vẫn chết như thường. Cho nên theo tôi: Tứ Linh hay hơn Tam Minh ( nhất là Long đi với Nhật, Phượng đi với Nguyệt, không thua gì Nhật Nguyệt có Tam Minh đâu

Một cái nhìn về hai sao Âm Dương:

Hai sao Thái Dương Thái Âm là hai sao rất quan trọng của Tử Vi, nhìn vào lá số thông qua hai sao Âm Dương ta có thể thấy được một số nét chính về cuộc đời đương số. Cả hai sao Âm Dương đều miếu vượng tất cuộc sồng có nhiều thuận lợi, lúc nhỏ được Bố Mẹ chăm sóc chu đáo. Hai sao Âm Dương hãm địa có thể nói tiên quyết một tuổi ấu thơ vất vả, hoặc khắc cha khắc mẹ. Đấy là những nhận định rất tổng quát ban đầu, chưa thể nói lên được sự nghiệp hay dở của cả đời đương số được.

Nhật Nguyệt trên một là số lấy trục Sửu Mùi làm quân bình, cho nên Nhật Nguyệt bao giờ cũng cùng hãm hoặc cùng miếu vượng, không bao giờ có chuyện Nhật hãm mà Nguyệt miếu vượng hoặc ngược lại.

Cung Vô Chính Diệu được Nhật Nguyệt hội chiếu về.

Ai cũng biết cung Vô Chính Diệu bao giờ cũng cần có Tuần Triệt án ngữ hoặc Hung tinh đắc địa (đồng hành hoặc sinh ra hành của bản Mệnh) độc thủ. Hoặc phải được cả Thái Âm và Thái Dương cùng chiếu về là thượng cách. Như thế nào gọi là cung Vô Chính diệu được cả hai sao Âm Dương chiếu về?

Ta có thể nhìn thấy, hai sao Âm Dương khi đóng ở các cung Âm sẽ ở thế tam hợp, xung chiếu ở Thìn Tuất, đồng cung ở Sửu Mùi, ở các cung Dương còn lại Nhật Nguyệt không đứng ở thế tam hợp cũng không xung chiếu. Như vậy những người có Mệnh đóng ở cung Dương không bao giờ ăn được bộ Nhật Nguyệt tam hợp chiếu.

Thái Dương cư mão, Thái Âm cư Hợi hợp chiếu về cung Mệnh vô chính diệu ở Mùi gọi là cách Nhật Nguyệt tịnh minh, tối quý. Trường hợp này không cần có sao Tuần Triệt làm gì, nếu mệnh kim ở đó có sao Bạch Hổ là tốt nhất, Tuần Triệt không giúp gì cho việc gọi là "hút ánh sáng" của hai sao Nhật Nguyệt về cả bởi vì Nhật Nguyệt ở Mão và Hợi đều rất sáng tam hợp hội chiếu rất mạnh về cung Mệnh, nếu có thêm Tuần Triệt chỉ làm cản trở thêm hai nguồn sáng này về.

Thái Dương cư Dần Thái Âm ở Tý hội hợp chiếu về cung Mệnh hoặc cung an Thân ở Ngọ, cũng là thượng cách như Nhật Nguyệt tịnh minh nếu như Nhật Nguyệt hội đủ Xương Khúc (Xương cho Nhật, Khúc cho Nguyệt). Xương Khúc sẽ làm tăng sức sáng cho Nhật Nguyệt để chiếu về Ngọ cung. Cung Ngọ lúc này cũng không cần Tuần Triệt làm gì nếu có Hung Tinh hợp hành bản mệnh độc thủ ở đấy là hay nhất. Và một điều đăc biệt quan trọng là trường hợp này nếu Mệnh cư Dần hoặc Ngọ bắt buộc phải đứng trong Tam Hợp Thái Tuế mới ăn được trọn vẹn Thái Âm xung chiếu từ Tý. Bởi vì Dần Ngọ Tuất là tam hợp bị khắc bởi Tam Hợp Thân Tý Thìn, chỉ khi có Thái Tuế như vậy Tam hợp Thân Tý Thìn sẽ đứng trong thế Tuế Phá, sẽ không dám chống đối lại nữa mà phải nhường ánh sáng của Thái Âm cho đồi phương. Nếu không đắc Thái Tuế thì không được hưởng nguồn sáng của Thái Âm, trường hợp này không kể là được hưởng cả Nhật và Nguyệt chiếu về. Nguyên lý chung vẫn là cung xung chiếu là đối phương, chỉ khi mình khắc được đối phương hoặc khi mình đắc được Thái Tuế thì đối phương mới phải chịu thua mình, và khi đó mình mới được hưởng các Chính Tinh của đối phương. Nếu là số nào hội hợp đấy đủ các yếu tố trên sẽ là kỳ cách. Nếu mệnh cư cung Thân cũng rất tốt, quý lắm. Trường hợp mệnh cư Thân chỉ không nhất thiết phải đứng trong tam hợp Thái Tuế cũng được hưởng trọn bộ Âm Dương , miễn là cung Dần có Thái Dương không đứng trong tam hợp Thái Tuế.

Thái Dương cư Thìn, Thái Âm ở Tuất, trường hợp này gọi là Nhật Nguyệt tranh huy. Mệnh cư Thìn nếu cung Tuất không nằm trong tam hợp Thái Tuế thì cũng được hưởng cả Âm Dương. Mệnh cư Tuất muốn hưởng được cả Thái Dương phải đứng trong tam hợp Thái Tuế. Trường hợp được hưởng cả cặp Âm Dương ở Thìn Tuất gặp Xương Khúc Tả Hữu Quang Quý là thượng cách, tối quý.

Thái Dương ở Tỵ, Thái Âm ỡ Dậu không được kể vào Nhật Nguyệt tịnh minh vì khi đó nếu Mệnh an tại Sửu sẽ có Chính Tinh là Thiên Lương, phải lấy sao Thiên Lương để luận đoán. Tuy nhiên đường số cũng được hưởng cả Thái Âm và Thái Dương, cũng rất tốt.

Thái Dương cư Ngọ, Thái Âm cư Thân, Mệng ở Tý có sao Thiên Lương cho nên phải lấy sao Thiên Lương luận đoán. Trường hợp này rất tốt bởi vì người có cách này thông minh xuất chúng khi có thêm các trung tinh Xương Khúc. Mệnh cư Dần luận như trường hợp Nhật Lệ trung thiên phần về sao Thái Dương.

Nhật Nguyệt đồng cung Sửu Mùi xung chiếu hoặc tam hợp chiếu về Mệnh. Trường hợp này Nhật Nguyệt rất cần sao Tuần hoặc Hóa Kỵ đồng cung, cung mệnh ở chỗ xung chiếu rất cần Tuần Triệt, trong trường hợp này Tuần Triệt mới gọi là hút ánh sáng về. Bởi vì ánh sáng của Nhật Nguyệt ở Sửu Mùi là ánh sáng phá nhau của Nhật Nguyệt, hai sao này rất cần Hóa Kỵ ngăn ra để tự do sáng. Trong trường hợp hai sao Nhật Nguyệt có Hóa Kỵ nhưng ánh sáng tỏa ra vẫn yếu do ở Sửu Mùi Nhật Nguyệt chỉ đắc địa không sáng lắm và tản mạn, Tuần Triệt lúc này đóng ở cung Vô Chính Diệu sẽ bao vây ngăn trở không cho ánh sáng của Nhật Nguyệt chiếu đến bị tản mạn đi. Còn nếu như các trường hợp trên Nhật Nguyệt đã sáng rực rỡ rồi ánh sáng của nó chiếu đến mạnh mẽ, có thêm Tuần Triệt chỉ làm cản trở ánh sáng của Nhật Nguyệt chiếu vào không giúp được gì. Trường hợp cung xung chiếu hoặc tam hợp chiếu không có Tuần Triệt rất cần hung tinh đắc địa thủ tại đó, tốt nhất là Bạch Hổ, sau đó là Kinh Đà Linh Hỏa ( Không Kiếp không tính).

Về hai sao Thái Dương và Thái Âm còn có một luận đoán đáng kể mà không thấy ở các sách Tử Vi chính thống như sau:

Nam mạng Thái Âm thủ mệnh trên cử chỉ thái độ hao hao như nữ tử, trái lại nữ mạng Thái Dương thủ thì tính quyết liệt, động tĩnh nhiều nét nam tử

Nam mạng Thái Dương thường xung động Thái Âm ở cung đối chiếu thường có khuynh hướng tà dâm, đổi lại nữ mạng Thái Âm thủ xung động Thái Dương thường là thủy tính dương hoa (lẳng.lãng mạn) nhiều ít cũng còn phải tùy thuộc cung Phúc Đức. Nam mạng Thái Âm thủ ưa thân cận với nữ phái, ngược lại nữ mạng Thái Dương thủ thích giao du với nam phái.

Thuộc tính ngũ hành của sao Thái âm là âm thủy, là cát tinh trong chòm Trung Thiên Đẩu, là tinh túy của nước, hóa khí là phú, chủ cung Điền trạch. Tiền tài của Thái âm có được do tích lũy từng bước, khiến cho tình hình tài chính luôn luôn được ổn định.

Sao Thái âm và sao Thái đương đều là chủ nhân của bầu trời, cai quản đêm và ngày, đồng thời cũng chưởng quản giầu có và sang trọng. Trong lá số, mức độ sáng của sao Thái âm sẽ thay đổi tùy theo từng giờ, nên tại Dậu, Tuất, Hợi, Tý, là "đắc viên", tại Mão, Thìn, Tị, Ngọ, là "hãm địa", tại Dần và Thân là nơi mọc và lặn của sao Thái âm.

Sao Thái dương chủ về sớm thành công, sao Thái âm chủ về thành tựu muộn. Sao Thái âm chia thành thượng huyền và hạ huyền, thượng huyền là cơ yếu, hạ huyền là giảm uy. Theo lịch âm, mồng 1 là tối tăm, đến chừng mồng 7 ~ 8 là thượng huyền, trăng tròn dần, đến ngày 15 là rằm, trăng tròn và sáng. Sau đó, trăng tối và khuyết dần, đến chừng 22 ~ 23 là hạ huyền. Sao Thái âm cát lợi nhất cho người sinh vào tiết Trung thu tháng 8, thứ đến là người sinh vào ngày rằm hàng tháng. Nếu sinh vào thượng huyền, thì sao Thái âm nằm vào cung nào, sự việc thuộc cung đấy sẽ dần dần trở nên tốt đẹp. Nếu sinh vào hạ huyền, thì sao Thái âm nằm vào cung nào, sự việc thuộc cung đấy sẽ dần xấu đi.

Nếu sao Thái âm cùng những sát tinh như Cự môn, Kình dương, Liêm trinh, Thất sát, đồng cung hoặc gia hội, sẽ tạo thành tổ hợp bất lợi, phải chịu thương tàn, nhưng nếu theo nghiệp tăng đạo lại sẽ gặp cát lợi. Sao Thái âm rơi vào hãm địa, lại gặp sát tinh, chủ về lộc có lỗ hổng, tiền của đến rồi lại đi, một đời vất vả, tốt nhất là xa quê tìm cơ hội phát triển. Dễ gặp vạ vì tiền của, họa huyết quang, phải mổ xẻ phẫu thuật.

Sao Thái âm ưa gặp tam hóa Lộc Quyền Khoa, để có tác dụng bổ trợ cho chính mình. Thái âm gặp Lộc tồn, Hóa Lộc sẽ tăng vẻ sáng, sở hữu nguồn sinh lực dồi dào không cạn. Thái âm gặp Hóa Khoa, nhờ tiền tài mà được nổi danh. Thái âm nếu tại Hợi sẽ không sợ sao Hóa Kị, được gọi là biến cảnh, gặp sự biến đổi lại thành ra có lợi. Người sinh năm Canh không sợ sao Thái âm Hóa Kị vì đã gặp sao Thái dương Hóa Lộc. Nếu sao Thái âm và Thái dương đồng cung hoặc hội chiếu lẫn nhau, có thể dùng Lộc của sao Thái dương để khống chế Kị của sao Thái âm, mức độ tổn hại sẽ được giảm bớt. Nếu sao Thái âm lạc hãm mà Hóa Kị, do bản thân không còn ánh sáng, nên không có nguy hiểm gì đáng kể.

Sao Thái âm ưa thích gặp sáu cát tinh Tả phụ, Hữu bật, Thiên khôi, Thiên việt, Văn xương, Văn khúc và Lộc tồn. Nếu rơi vào cung miếu, vượng mà gặp Địa không, Địa kiếp, tuy bất lợi cho tiền tài, nhưng không ảnh hưởng đến khoa danh.

Sao Thái âm - mặt Trăng, chuyển động quanh mặt trời liên tục không ngừng nghỉ, nên cũng chủ về bôn ba vất vả, đặc biệt mệnh càng trở nên vất vả một cách rõ nét, đó là khi rơi vào bốn cung Mã (Dần Thân Tị Hợi). Nếu nằm đồng cung với sao Thiên cơ cũng mang tính lưu động, dễ lưu lạc tha hương, tìm đường phát triển tại nơi đất khách.

Tiền tài của sao Thái âm thu nhập một cách cố định, thường có cơ hội là nhiều nghề, nên cũng là tiền của có được do tích lũy dần dần, mà không phải phát tài đột ngột.

Nếu sao Thiên phủ, hoặc hai sao Vũ khúc và Tham lang trấn thủ cung mệnh, và đóng tại Sửu hoặc Mùi, sao Thái âm và Thái dương kèm ở hai cung bên cạnh, hình thành cách "Nhật Nguyệt giáp mệnh", chủ về một đời giầu có.

Nếu sao Thái âm nhập miếu, trấn thủ mệnh tại Hợi, lại sinh vào ban đêm, là cách "Nguyệt lãng thiên môn" (trăng sáng cổng trời), chủ về sẽ được giầu sang.

Cung mệnh an tại Mùi, sao Thái dương tại Mão, sao Thái âm tại Hợi nhập miếu giao hội lai chiếu, là cách "Minh châu xuất hải" (ngọc sáng rời mặt biển), chủ về đường công danh rộng mở.

Cung mệnh an tại Sửu, Mùi, sao Thái âm và Thái dương tam hội, vương mà hội chiếu. Hoặc, sao Thái dương ở Thìn, Tị, sao Thái âm tại Tuất, Dậu,, vượng mà trấn mệnh lại hội chiếu lẫn nhau, là cách "Nhật Nguyệt tịnh minh" (mặt trăng mặt trời cùng sáng), chủ về sớm được đắc ý.

Sao Thái âm, Thái dương đồng cung tại Sửu, Mùi, trấn mệnh hoặc chiếu về cung mệnh, là cách"Nhật Nguyệt đồng lâm" (mặt trăng mặt trời cùng đến), chủ về đường quan vận được nhiều lợi thế.

Thái dương, Thái âm trấn cung Điền trạch tại Sửu, Mùi, hoặc nằm tại Thìn và Tuất chiếu về cung Điền trạch, là cách "Nhật Nguyệt chiếu bích" (mặt trăng mặt trời soi vách), chủ về là mệnh phú hào.

Sao Thái âm và Thiên đồng trấn mệnh tại Tý hoặc trấn Điền trạch, là cách "Nguyệt sinh thương hải" (trăng mọc biển xanh, hay còn gọi là "Thủy trừng quế ngạc" - nước trong hiện cành quế), chủ về được chức quan cao quý.

Các sao Thien cơ, Thái âm, Thiên đồng, Thiên lương tập hợp tại ba cung Mệnh, Tài, Quan, là cách "Cơ Nguyệt Đồng Lương", có lợi trong các lĩnh vực văn hóa giáo dục, truyền thông đại chúng.

Cung mệnh an tại Thìn, Mão, sao Thái âm lạc hãm trấn mệnh, sao Thái dương lạc hãm trấn Thiên di. Hoặc cung mệnh an tại Tuất, Hợi, có Thái dương trấn thủ, sao Thái âm lạc hãm cư Thiên di, là cách "Nhật Nguyệt phản bội" (mặt trăng mặt trời quay lưng), chủ về mệnh vất vả lao lực.

Sao Thái âm, Thiên đồng, lạc hãm trấn mệnh tại Ngọ, lại gặp sát tinh, là cách "Nguyệt Đồng ngộ sát", chủ về mọi việc đều không thuận lợi.

Sao Thái dương, Thái âm lạc hãm, trấn thủ cung Tật ách, là cách "Nhật Nguyệt tật ách", chủ về cơ thể có khuyết tật.

Sao Thái âm trấn mệnh tại Thìn, sao Thiên lương tại Thân địa lạc hãm hội chiếu. Hoặc sao Thiên lương lạc hãm trấn mệnh tại cung Thân địa, sao Thái âm cư Thìn cũng lạc hãm hội chiếu, Tài Mệnh hội chiếu, là cách "Thiên lương củng nguyệt" (Thiên lương chầu về mặt trăng), chủ về một đời nhiều biến động, phiêu bạt tha hương, hoặc mất mạng vì tửu sắc, hoặc phá gia bại sản.


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 4821 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây