Tử vi ở các cung và các tinh đẩu khác

Trong khó Tử Vi chúng ta đều biết sao Tử Vi là sao Vua đứng đầu các tinh đẩu Nam Bắc. Lập một Lá Số Tử Vi trước hết phải an sao Tử Vi. Có thể nói sao Tử Vi chiếm một ngôi vị riêng rất cao quý trong khoa Tử Vi. Như vậy hình ảnh của sao Tử Vi là gì vậy? Trong thực tề cuộc sống đấy chính là hình ảnh của một vị Hoàng Đế chí tôn, của quyền lực, giàu có, nhân hậu.

Thái Dương, Thái Âm là hai Đế Tinh chủ về mặt tinh thần trí tuệ, tượng trưng cho sức mạnh của lý trí và của thiên nhiên chi phối vạn vật. Như vậy Tử Vi tượng trưng và chi phối cái gì? Tử Vi là vị vua tôn quý chi phối con người ta về mặt vật chất, của cải; sao Thiên Phủ cũng vậy.

Âm Dương là tinh thần, Tử Phủ là của cải vật chất. Bốn vị Đế Tinh này chính là những yếu tố chi phối con người ta mạnh mẽ nhất, sát thực nhất cả về đời sống tinh thần và vật chất.

Cặp Âm Dương bị hãm dù đóng bất cứ nơi nào cũng tiên quyết một cuộc sống niên thiếu cơ cực, sau này lớn lên về mặt tinh thần cũng ít khi được sung sướng. Cặp Tử Phủ hãm dù đóng bất cứ nơi nào trên Lá Số cũng có thể tiên quyết khó mà giàu có lớn được, công danh cũng lận đận khó mà có danh phận với đời. Những trường hợp này phải xem xét rất kỹ bởi vì trong Tử Vi luôn luôn cần ghi nhớ câu: "Cùng tắc biến". Tuy nhiên dù có biến kiểu gì chăng nữa cũng phải trước khó sau dễ, không thuận buồm xuôi gió như khi Tử Phủ miếu vương được.

Do tính chất chí tôn của mình, sao Tử Vi hơn hẳn sao Thái Dương ở lòng quảng đại, sự vị tha, không bao giờ đố kỵ ( sao Tử Vi không bao giờ Hóa Kỵ). Nếu ở sao Thái Dương là sự kiêu ngạo và gang tỵ với người tai giỏi hơn mình, thì sao Tử Vi lại thể hiện sự bao dung, sẵn sàng cúi mình học hỏi để tiến lên. Chính vì thế sao Tử Vi miếu thủ Mệnh bao giờ cũng là người nhân ái từ hòa, không ganh ghét như có Thái Dương miếu vượng.

Sao Tử Vi hóa khí là Quyền Lộc Khoa có thể về Quyền Lộc không bằng Thái Dương, nhưng sao Tử Vi hơn hẳn sao Thái Dương ở tính cứu giải, ban phúc. Chính vì thế ngay cả khi hãm địa sao Tử Vi cũng chủ nhân hậu không như Thái Dương hãm. Sao Tử Vi đúng là đóng ở cung nào giáng phúc cho cung đấy, Phúc đức của sao Tử Vi hơn hẳn sao Thái Dương.

Tử Vi thuộc hành Thổ, chỉ phù trì tốt cho người mệnh Kim Thổ Hỏa, người mệnh Mộc Thủy ít được hơn. Tuy nhiên do đặc tính là một vị vua cao cả, những người mệnh Mộc Thủy cũng được hưởng ít nhiều từ sao Tử Vi....

Quyền hành và hình ảnh của một ông Vua trong thực tế:

Sao Tử Vi có quyền lực rất lớn, có thể điều khiển được Thất Sát, biến Sát thành quyền, Tử Vi gặp Thất Sát như Vua được gươm báu. Điều khiển được Thiên Tướng , Thiên Phủ biến Tướng Phủ thành những phụ tá đắc lực cho mình.

Tử Vi có quyền năng cứu giải khi Miếu Vượng rất lớn. Hạn gặp Tử Vi miếu vượng là hạn mọi sự hanh thông ( dĩ nhiên phải chú ý cả đến cung Mệnh và các trung tinh đi kèm, chiếu nữa). Sao Tử Vi khi miếu vượng ban phúc rất nhiều cho đương số dù đóng bất cứ chỗ nào( trường hợp này cũng phải xét cả mệnh và các trung tinh đi kèm).

Tử Vi cư Ngọ:

Đế cư đế vị. Đây là nơi miếu địa tốt đẹp nhất của Tử Vi, cung Ngọ là đế cung phương chính Nam. Ngày xưa Hoàng Đế quay mặt về Nam xưng " Trẫm", cho nên hình ảnh Tử Vi cư Ngọ chính là hình ảnh ông Vua ngự trong cung cấm, đầy quyền lực ( khi được Tả Hữu chiếu về), nhân hậu. Lá số nào có Tử Vi cư Ngọ, dù cung mệnh đóng bất cứ ở đâu, cũng có thể nói lên một cuộc đời tương đối thanh bình, yên ả. Tử Vi ngồi trong Đế cung sẽ điều động chỉ huy đất nước bình yên, đi đến thái bình thịnh trị.

Tử Vi , Thất Sát cư Tỵ Hợi:

Vua đi tuần hành, có Thất Sát đi theo hộ vệ. Từ hình tượng đã thấy anh hùng. Vua ngồi xe đi tuần du, bên cạnh có đại tướng Thất Sát đi kèm, tạo nên cảnh tiền hô hậu ủng, nếu thêm bộ Khôi Việt nữa thật càng đẹp. Sát là tướng theo hộ vệ, Khôi Việt như cờ quạt phủ việt càng làm cho cuộc Tuần Du thêm long trọng. Lá số nào có cách này, dù cung Mệnh đóng bất cứ chỗ nào, cũng là mấu người thích đi đây đi đó, thích các công việc lưu động, ít ở yên một chỗ.

Tử Vi, Thiên Tướng cư Thìn Tuất:

Đế tọa La Võng, nhưng gặp Tướng tài. Hình ảnh này như Vua giữa vòng vây, được Tướng tả xông hữu đột ra sức bảo vệ. Hình ảnh cũng anh hùng và đẹp lắm chứ, có thể ví như Vua xuất chinh. Tướng muốn bảo vệ được Vua đi đến chiến thắng cần phải có binh giỏi để chém đứt cái lưới La Võng. Binh giỏi tốt nhất là Tướng Quân, cung xung chiếu sẽ có Phục Binh, tạo nên hình ảnh Lưỡng tướng trùng phùng, nội tướng ngoại binh. Thiên Tướng lúc này uy dũng lắm, phù tá đắc lực cho Vua thoát khỏi hiểm cảnh. Vua Tướng đều anh hùng cái thế cả. Nếu không cần có Kình Dương, Thiên Tướng sẽ thu phục điều khiển Kình Dương hóa Hình chém đứt lưới La Võng. Hoặc không phải có Tuần Triệt để lưới La Võng không còn vây hãm được nữa. Người có cách này dú cung mệnh ở chỗ nào, cũng tượng trưng một cuộc đời đấu tranh, nhưng nếu có được các sao kể trên sẽ anh hùng lắm. Vua Tướng đi vào sử sách cả đấy.

Tử Vi, Tham Lang Mão Dậu:

Đây là hình ảnh Vua chán đời, ăn chơi trụy lạc , dâm dật, bỏ bê việc triều chính, đất nước hỗn loạn, đánh nhau. Trường hợp này cần có các trung thần nghĩa sỹ liều mình can gián ( Tả Hữu, Xương Khúc, Quang Quý) mới mong kéo Vua ra khỏi vòng tửu sắc được. Tuy nhiên can gián thì can gián, Vua cũng phải nghe mới thành chuyện, Vua biết nghe là khi Vua biết hóa thành Lộc, Quyền, Khoa. Lúc đó đất nước sẽ có cơ cứu giải.

Khoa Tử Vi chia và xếp hạng các tinh đẩu ra làm 3 loại: Chính Tinh, trung tinh và phụ tinh. Sao Tử Vi được xem như chủ tể của các vì sao hay còn gọi là đế tinh. Vì vậy, Tử Vì cũng tựa như một vị Vua dưới thời phong kiến. Vua cũng có thể là minh quân, cũng có thể là hôn quân hoặc chỉ là Vua bù nhìn. Bản chất của sao Tử Vi cũng vậy. Nếu ở những vị trí miếu, vượng thì Tử Vi là một ông Vua đức độ, được thêm hiền thần (cát tinh) phò trợ thì chắc chắn là một minh quân, nếu ở vị trí hãm địa hay bị bọn gian, nịnh thần (ám tinh, hung tinh) vây quanh thì đương nhiên sẽ trở thành một hôn quân. Nhưng cũng có một vài vị Vua tuy sa cơ thất thế, lạc vào hãm địa nhưng lại không trở thành xấu xa mà chỉ có khuynh hướng chán mùi trần thế, muốn bỏ đời tìm đạo. Đó chính là nét đặc thù của mẫu người Tử Tham Mão Dậu. Hay cũng có thể gọi là mẫu người Nửa Đời Nửa Đạo.

Trước tiên chúng ta thử tìm xem những nguyên nhân nào đã khiến cho bộ Tử Tham khi cư ở Mão Dậu lại trở thành tốt không tốt hẳn, mà xấu cũng không xấu hẳn như vậy? Hai cung Mão và Dậu là hai vị trí không tốt cho sao Tử Vi. Cũng tại hai vị trí này Tử Vi gặp Tham hãm địa. Tuy là đế tinh nhưng nằm ở nơi bất lợi cho nên Tử Vi mất hết uy lực nên dễ đưa đến khuynh hướng chán đời., yếm thế, và hay có cái nhìn nghiêng nhiều về lãnh vực tâm linh. Muốn tìm sự yên ổn cho tâm hồn nơi tôn giáo.

Đi xa hơn, chúng ta hiểu rằng khi nói về phương vị trong khoa Tử Vi thì cung Mão là phương Đông, là hướng của mặt trời mọc, là biểu tượng ban mai. Cung Dậu là phương Tây, là hướng mặt trời lặn, là biểu tượng của hoàng hôn. Hai cung Mão và Dậu là hai thời điểm bắt đầu và chấm dứt của một ngày, cũng là biểu tượng của sự sớm nở tối tàn, sớm nắng chiều mưa, và chính những biểu tượng này đã góp phần vào khuynh hướng bi quan, yếm thế cho Tử Vi tại hai cung Mão Dậu.

Ngược lại, bản tánh của Tham là ham vui, thích sự náo nhiệt ồn ào trong cuộc sống. Khi hãm địa thì sự ham thích danh lợi của Tham lại càng mạnh mẽ hơn và ba chữ “Tham, Sân, Si” đều có đủ. Chữ “Tham” dẫn đầu để lôi kéo quyến rũ Tử Vi vào vòng lẩn quẩn của thế tục. Như vậy, chúng ta có thể nói đây là nét đặc biệt của mẫu người Tử Tham Mão Dậu. Nhưng chúng ta cũng nên phân biệt 2 mẫu người sau đây:

1. Mẫu người có khuynh hướng về tôn giáo mạnh hơn những người khác khi còn nhỏ, giống như một bản tính trời sinh. Đó là trường hợp chúng ta thấy những đứa bé lúc nhỏ theo cha mẹ đến chùa, nhà thờ, hoặc tham dự những lễ lạt, thờ cúng, v.v…Có những em bé làm theo như bổn phận, nhưng cũng có những đứa bé lại có ý thích thú, tự ý học thuộc kinh sách, tự ý đến chùa, đến nhà thờ để tham dự những sinh hoạt một cách tích cực… Và dần dần cái ý tưởng về tôn giáo ngày càng rõ ràng hơn những đứa bé khác cùng trang lứa… Khi lớn lên, tùy theo mỗi hoàn cảnh trải qua trong cuộc sống, nội tâm của họ phải chịu sự giằng co giữa đời và đạo khiến cho họ nhìn đời mà ít khi thấy màu hồng. Và tùy theo mức độ hướng về đời hay đạo, bên nào mạnh hơn, có nghĩa là còn tùy theo sự ảnh hưởng của các sao đi cùng với chính tinh Tử Tham. Có người thể hiện khuynh hướng tôn giáo một cách tiêu cực như thích làm việc xã hội, bỏ công bỏ của ra làm việc từ thiện, hoặc tích cực hơn thì đó là những người tu tại gia, và hơn thế nữa thì theo con đường tu hành ngay từ khi còn bé. Những biến chuyển này đều do tính trung hậu, Phúc của Tử Vi mà ra. Nhưng ở Mão và Dậu, oái ăm thay Tử Vi lại ngồi chung với Tham hãm địa. Đây là hình ảnh cho một cuộc đời khổ não. Bởi vậy dù đã bước vào con đường tu hành nhưng nợ trần vẫn chưa dứt.

2. Mẫu người Tử Tham Mão Dậu là lúc khởi đầu của cuộc đời, họ hoàn toàn chưa có một ý niệm mạnh mẽ gì về tôn giáo cả. Nhưng đến một lúc nào đó họ bị vấp ngã để rồi chính những sự đau đớn chua cay ở đời đã dẫn dắt họ đến với đạo. Nhưng vào được với đạo hay không thì còn tùy vào các sao đi cùng Tử Tham. Chẳng hạn nếu gặp KHÔNG KIẾP thì khả năng và sác xuất tu hành rất cao. Nếu gặp Xương, Khúc thì tâm còn vướng nặng chuyện của trần tục cho nên khó mà tu thành. Ngoài ra nếu không đề cập đến phương diện tâm linh thì cuộc đời của những người Tử Tham Mão Dậu cũng ba chìm bảy nổi, thành bại thất thường từ cuộc sống vật chất cho đến vấn đề tình cảm lúc nào cũng đòi hỏi ở đương số một sự phấn đấu. Nhưng cuộc đời cũng buồn nhiều hơn vui, ít khi được xúng ý toại lòng. Tóm lại: Mẫu người Tử Tham Mão Dậu có một nét đặc biệt là có lòng tín ngưỡng rất mạnh ngay từ khi còn bé. Cuộc sống của họ bị giằng co giữa đời và đạo, điển hình như những người tu tại gia, tu xuất v.v… Điểm này có phần giống những người có Thiên Không thủ Mệnh, là những người tuy không bi quan, yếm thế như Tử Tham Mão Dậu mà họ chỉ hướng về tôn giáo mỗi khi gặp phải hoàn cảnh khó khăn, bị vấp ngã, hay lưng trời gãy cánh (bán thiên triết sĩ).

Tử Phủ Dần Thân:

Hình ảnh này chẳng khác nào Vua gặp Tể Tướng giỏi, nắm giữ ngân khố quốc gia, rất giàu có. Nếu hội thêm các Văn Thần Vũ Tướng, Vua lại anh minh ( hóa Khoa, Quyền, Lộc) nữa thì đất nước an vui lắm.

"Tử vi Thiên phủ" ở hai cung Dần hoặc Thân

"Tử vi Thiên phủ đồng độ ở hai cung Dần hoặc Thân, đối cung là Thất sát, cung tam hợp là Vũ khúc độc tọa, và "Liêm trinh Thiên tướng".

Muốn luận đoán bản tính của nhóm sao "Tử vi Thiên phủ" này, cần chú ý xem chúng là chủ động hay bị động. "Tử vi Thiên phủ" thuộc về tính chủ động thì "công" hay "thủ" đều được, nếu mang sắc thái bị động, thì dễ có phản ứng sai lầm, tiến thoái không hợp thời cơ.

Lấy bản thân "Tử vi Thiên phủ" để nói, thực ra tinh hệ này đã mang tinh chất mâu thuẫn. Tử vi giỏi khai sáng, Thiên phủ giỏi phòng thủ, hai sao ở trong một hệ, nếu tính chất quân bình, đương nhiên vừa có thể công và vừa có thể thủ. Nhưng nếu tính chất thiên nặng một bên, như thiên về Tử vi, thì sẽ bị Thiên phủ gây lụy, lúc đó cần tiến mà không giám tiến. Nếu thiên về Thiên phủ, thì sẽ bị Tử vi gây ảnh hưởng, cần lui lại không chịu lui, lúc đó mọi việc sẽ rơi vào thế bị động, chỉ có thể dùng toàn lực để ứng phó với hoàn cảnh khách quan.

Thất sát và Vũ khúc ở "tam phương tứ chính" đều có thiên hướng nặng tính chất của Tử vi, lúc nào cũng tranh thủ chủ động. Đặc biệt là khi Vũ khúc hóa Khoa, dễ phối hợp với Thiên phủ, tuy chủ động nhưng không khiến sự mẫu thuẫn của hai sao "Tử vi Thiên phủ" quá nặng nề, chỉ cần hệ sao "Liêm trinh Thiên tướng" không bị Hỏa tinh Linh tinh xâm phạm quấy nhiễu, về cơ bản có thể coi "Tử vi Thiên phủ" thuộc loại có tính chất quân bình.

Nếu Vũ khúc độc tọa hóa làm sao Quyền, khiến tăng sắc thái chủ động của Tử vi, tuy vậy tinh hệ "Tử vi Thiên phủ" chưa chắc đã mất quân bình, nhưng sóng gió trắc trở trong đời người, thì vẫn sẽ lớn hơn lúc Vũ khúc hóa Khoa. Bất kể là nam hay nữ mệnh, trong khoảng trước sau khoảng 30 tuổi, phần nhiều sẽ phải trải qua một lần bị trở ngại, là trở ngại về tình cảm hay trở ngại về vật chất, thì cần phải xem xét tổ hợp sao thực tế của đại hạn mà định tính chất cụ thể.

Nếu Vũ khúc hóa Lộc, tính chất đồng khí với Thiên phủ, nhưng cũng lợi cho Tử vi có tính khai sáng, cho nên về cơ bản thuộc loại công hay thủ đều được. Có điều cần phải có Lộc tồn đồng thời bay vào cung độ của "Tử vi Thiên phủ", mới có thể hóa giải khí "cô độc và hình khắc" của Vũ khúc. Vận không có Lộc tồn, thì mệnh tạo thủa nhỏ khá gian khổ.

Nếu tính chất cơ bản của tinh hệ "Liêm trinh Thiên tướng" thiên về Thiên phủ, lúc tinh hệ "Liêm trinh Thiên tướng" thành cách "Hình Kị giáp ấn", sẽ làm mạnh thêm tính bảo thủ của Thiên phủ. Sau trung niên, sự nghiệp đã có sơ sở, thì không nên nghĩ đến việc thay đổi nữa, nếu không sẽ gây ra thất bại. Hoặc sau trung niên bỗng nảy sinh tình huống rắc rối khó sử về tình cảm, sẽ bất lợi về đời sống vợ chồng.

Lúc "Liêm trinh Thiên tướng" thành cách "Tài Ấm giáp ấn", sức phòng thủ càng mạnh, đồng thời sẽ xảy ra tình trạng thay đổi tình cảm, là vì dùng tiền bạc để đo lường. Trong lúc "Tử vi Thiên phủ" đang bị sát tinh quấy nhiễu gây khó khăn, nếu không an phận giữ mình, về phương diện tình cảm hay vạt chất sẽ đều có thể bị trở ngại. Nhất là người thủa nhỏ quá được nuông chiều, sinh hoạt vật chất quá dư giả, thì trở ngại càng lớn.

"Tử vi Thiên phủ" thủ cung lục thân, đều dễ có những khuyết điểm đáng tiếc, như có hai mẹ, hai lần hôn nhân, nếu thủ cung Nô thì cũng mang ý vị thường hay thay đổi bạn. Đây là vì tính chất của Tử vi và Thiên phủ khó có trạng thái cân bằng tuyệt đối. Một khi mất quân bình, mà còn hơi gặp các sao sát - hình, thì dễ biến thành tính chất không lành. Tình hình cụ thể xin đọc lại ở phần 1.

Lúc "Tử vi Thiên phủ" đến cung hạn Thiên cơ độc tọa, sẽ không chủ về biến động thay đổi trong thực tế, mà là chủ về biến động thay đổi trong tư tưởng. Nếu tinh hệ "Tử vi Thiên phủ" có tính chất mất quân bình, đến cung hạn này, thì tính chất của Thiên cơ lại làm mạnh thêm sắc thái mất quân bình, dễ biến thành thâm căn cố đế, có thể ảnh hưởng đến hậu vận.

Ví dụ như nữ mệnh "Tử vi Thiên phủ" của nguyên cục hội hợp với Liên trinh hóa Kị (can Đinh), do đó Thiên phủ chịu ảnh hưởng, dễ trở thành thờ ơ, tiêu cực. Lúc "Tử vi Thiên phủ đến cung hạn Thiên cơ độc tọa, càng dễ rời vào tình trạng chọn lựa kiểu tạm bợ, hoặc nhìn thấy mọi việc có vẻ có vẻ như đang thuận lợi toại ý, dù có ý thay đổi hiện thực thì cũng thiếu dũng khí thay đổi trong thực tế. Sau 10 năm hết vận hạn này, lúc đến vận hạn sau, càng mất hùng tâm trong sự nghiệp. Nhiều lúc thấy ngược lại, một số nữ mệnh, đại hạn có Lộc Quyền Khoa hội hợp, bản thân lại là chủ gia đình, là do nguyên nhân này.

Một thí dụ khác, nam mệnh "Tử vi Thiên phủ" của nguyên cục có Kình dương Đà la chiếu xạ, đặc biệt lúc Vũ khúc "cô kị" đồng độ với Đà la (can Nhâm Lộc tại Hợi), hoặc tinh hệ "Liêm trinh Thiên tướng" thuộc loại "không ưa kích thích" đồng độ với Kình dương (can Bính Mậu), khi "Tử vi Thiên phủ" đến hạn Thiên cơ độc tọa, sẽ thường dễ bị sợ gian nan, mà chọn sai hướng đi trong cuộc đời.

Nếu đại hạn là Thiên cơ hóa Lộc (can Ất), thì thích hợp với "Tử vi Thiên phủ" có tính chủ động. Nếu Thiên cơ hóa Khoa thì trái lại, sẽ thích hợp với "Tử vi Thiên phủ" có tính bị động. Bởi vì gặp sao Lộc là lợi về tranh thủ, gặp sao Khoa thì nên giữ gìn danh dự.

Cung hạn Phá quân hóa Lộc hay hóa Quyền, đều có lợi đối với "Tử vi Thiên phủ" có tính chủ động, nhưng không nên đặt ra lý tưởng quá cao, một khi gặp cơ hội tốt thì từ đó vạn tốt sẽ đến liên tiếp, nếu không, ắt sẽ vì lý tưởng quá cao mà bị trở ngại.

Nếu cung hạn Phá quân có Kình dương Đà la hội chiếu, thì trái lại, thích hợp với "Tử vi Thiên phủ" có tính bị động, nên từ từ khoan tiến tới, để xoay chuyển dần thế xấu. Nếu bị người khác ảnh hưởng, gấp gáp thay đổi sẽ thất bại. Vì vậy lúc đến cung hạn này, phải thận trọng trong việc trọn người hợp tác làm ăn.

Cung hạn Thái dương nhập miếu, thích hợp với "Tử vi Thiên phủ" có tính chủ động, lạc hãm thì nên là "Tử vi Thiên phủ" có tính bị động.

Cung hạn Thái dương nhập miếu, thích hợp với "Tử vi Thiên phủ" có tính chủ động, cũng chủ về "danh" lớn hơn "lợi", hoặc nhờ danh tiếng mà có tài lộc. Nếu Thái dương hóa Kị, thì nên thận trọng trong việc đầu tư. Nếu Thái dương hóa làm sao Quyền hay sao Lộc, thì "Tử vi Thiên phủ" thuộc tính chất nào cũng đều là đại hạn hoặc lưu Niên thuận lợi toại ý.

Cung hạn Vũ khúc độc tọa, thông thường lợi cho "Tử vi Thiên phủ có tính chủ động đến. Có điều Vũ khúc của nguyên cục hóa Kị (can Nhâm), thì Tử vi đồng thời cũng hóa Quyền, như vậy tính chủ động của "Tử vi Thiên phủ" quá mạnh, kết cấu dạng này chỉ có lợi đối với nam mệnh, mà bất lợi đối với nữ mệnh, nữ mệnh sẽ làm tăng tính chất cô độc và hình khắc, mà còn quá chủ động. Còn nam mệnh lúc đến cung hạn Vũ khúc hóa Kị, sẽ không thay đổi tình trạng lực bất tòng tâm, tắc vẫn có thể duy trì tình trạng đã đạt được.

Cung hạn Thiên đồng độc tọa, đối với "Tử vi Thiên phủ" là thuộc loại trung tính. Bất kể Tử Phủ là chủ động hay bị động, Thiên đồng cũng đều nên cát hóa thành Khoa Quyền Lộc (vì Thiên đồng không có Hóa Kị). Nếu gặp các sao Hình - Kị, nhất là Cự môn hóa Kị đến gặp Thiên đồng, thì Tử Phủ dễ bị tình trạng tự mình tìm sự vất vả, tự làm mình rơi vào tình huống rắc rối khó xử. Lưu niên mà gặp nó (can Đinh), thì đây là năm "lòng dạ thay đổi", gặp thêm các sao đào hoa thì càng nghiệm. Nếu các sao Sát - Hình trùng trùng, thì vì "thay lòng đổi dạ" mà ảnh hưởng đến tiền bạc và sự nghiệp. Nếu lại gặp Văn khúc khóa Kị đến hội (can Kỷ), thì đây là "đào hoa kiếp" thuộc loại nghiêm trọng.

Cung hạn Thất sát độc tọa, không nhất định sẽ xảy ra thay đổi, cần phải gặp Lộc tồn và Thiên mã giao hội, mới chủ về vì hoàn cảnh khách quan nên buộc phải thay đổi. Vì vậy Tử Phủ có tính bị động mà đến cung hạn này, cần phải có Lộc tồn, Thất sát, Thiên mã hội hợp, mới chủ về có biên động thay đổi. Biến động thay đổi tốt hay xấu, phải xem các sao hội hợp với đại hạn hoặc lưu niên mà định. Rất ưa gặp Phá quân hóa Quyền (can Quý), đương nhiên đây sẽ là năm mang tính khai sáng, có thể tranh thủ chủ động.

Tử Phủ thông thường không ưa đến cung hạn Thiên lương tọa thủ, bởi vì Thiên lương không có tính chất lãnh đạo. Nếu đại hạn mà gặp nó, thì không có trở ngại gì lớn, chỉ chủ về thoái lui phòng thủ, lúc này đã là vận "già" của tinh hệ "Tử vi Thiên phủ". Nếu lưu niên mà đến cung hạn Thiên lương tọa thủ, có các sao Sát - Kị đến hội, phần nhiều thấy tình thế có vẻ như đang thăng tiến, nhưng thực sự thì lại đang thụt lùi. Nhưng lúc Thái dương nhập miếu, mà còn được cát hóa, thì lại có lợi về cạnh tranh, không phải là điềm ứng thụt lùi.

Cung hạn Liêm Tướng không nên có sao Hình - Kị đến, Tử Phủ có tính chủ động hay bị động mà đến cung hạn này, đều sẽ gặp tình huống đình trệ, bị kiềm chế. Nếu "Tài Ấm" đến giáp cung, thì chỉ nên lùi về địa vị "phó", dù trên thực tế đảm nhiệm công tác lãnh đạo, thì cũng không nên nhận chức danh lãnh đạo.

Gặp Liêm trinh hóa Lộc, cần chú ý không được xuất đầu lộ diện, phô trương tài năng.

Vận hạn Cự môn độc tọa, chỉ cần không hóa Kị, lại có Thái dương vượng cũng chiếu, thì Tử Phủ thuộc tính chất nào đến cũng đều có lợi. Nếu gặp Khoa Quyền Lộc, thì đây sẽ là năm được xứ khác (hay người ngoại quốc) đề bạt, hoặc lợi về hợp tác với người nước ngoài. Nữ mệnh thì nên đề phòng rắc rối về tình cảm. Nam mệnh nếu cung Phúc đức gặp đào hoa, thì dễ thay đổi tình cảm, có người tình khác.

Cung hạn Tham lang độc tọa, nếu hóa làm sao Kị (can Quý), rất có lợi cho Tử Phủ có tính chủ động đến, lúc này biến thành vận trình theo đuổi lý tưởng. Nếu là Tử Phủ có tính bị động đến hạn này, trái lại, sẽ đánh mất cơ hội.

Nếu đại hạn hoặc lưu niên gặp Tham lang, Hỏa tinh, Hóa Lộc, mà Tử Phủ có tính bị động đến sẽ dễ bị thất chí, một khi vào vận tốt sẽ không còn ý đồ tiến thủ, cuối cùng dẫn đến thất bại.

Tử Phủ nên đến cung hạn Thái âm nhập miếu, nếu Thái âm lạc hãm thì không nên. Có lợi đối với Tử Phủ có tính bị động, Tử Phủ có tính chủ động thì hơi kém hơn. Có điều, nếu Thái âm hóa Kị, thì Tử Phủ mà đến đại hạn hoặc lưu niên này, dễ vì say sưa đắc ý, quên mất tình hình thực tế mà đầu tư, dẫn đến thất bại. Thái âm phải hóa làm sao Lộc, sao Quyền, thì mới có thể phát triển lớn được.

Đến đây, đơn cử một ví dụ Tử Phủ ở cung Phu thê cư Thân, cung mệnh là Tham lang cư Tuất, người sinh năm Kỷ, thì Tham lang hóa Quyền đối nhau với Vũ khúc hóa Lộc. Tử Phủ hội hợp với Vũ khúc hóa Lộc mà không có Lộc tồn điều hòa, nên Vũ khúc mang tính "cô độc và hình khắc", các sao của cung mệnh lại mang tính tích cực. Đến đại vận Đinh Sửu, cung Phu thê của đại vận là Cự môn độc tọa hóa Kị ở cung Hợi, còn năm Bính Dần thì cung Phu thê của lưu niên là Liêm Tướng, hóa Kị, Kình dương Đà la cùng chiếu, lại gặp Linh tinh, chủ về người chồng bị mắc bệnh gan rất nặng vào năm đó.

Tử Phá Sửu Mùi:

Là cảnh Đế ngộ hung đồ. Lúc này chẳng khác nào Vua gặp tướng cướp. Rất cần Văn Thần Võ Tướng, đặc biệt là từ cung xung đối Thiên Tướng cần hội nhiều binh hùng tướng mạnh để bảo vệ Vua. Nếu không Phá Quân sẽ làm thịt Vua Tử Vi ngay, không kiêng dè.

Tử Vi cư Tý:

Cung Tý là cung chính Bắc. Vua ngày xưa phải quay về phía Bắc chính là bị bắt thoái vị. Trường hợp này Vua Tử Vi yếu lắm, phải có đủ Văn Thần Vũ Tướng tài năng hội hợp mới giành lại được Ngai Vàng.

Đế Tinh Tử Vi với các Trung Tinh:

Văn Thần Tả Phù, Võ Tướng Hữu Bật:

Phù tá đắc lực nhất cho Tử Vi không nói ra thì ai cũng biết chính là Tả Hữu. Tử Vi có Tả Hữu cho ta hình ảnh Vua ở trung ương có Văn Thần Võ Tướng chắp tay đứng hầu, sẵn sàng chấp hành thực thi mọi mệnh lệnh của Vua ban.Tử Vi có Tả Hữu mới là Vua có thực quyền. Tử Vi không có Tả Hữu chỉ là Cô Quân, hữu danh vô thực.

Quân Sư Xương Khúc cũng không kém phần quan trọng:

Tử Vi được Xương Khúc phù tá cũng đẹp lắm. Xương Khúc sẽ làm cho Tử Vi trở nên thông thái hơn, hoàn thiện hơn. Tuy nhiên sự phù tá của Xương Khúc với Tử Vi không thiết thực như Tả Hữu. Nếu không có Tả Hữu, cặp Xương Khúc có thể khả dĩ chấp nhận thay thế được nhưng không hay bằng Tả Hữu.

Thêm Khôi thêm Việt thật như Vua có tiền hô hậu ủng:

Thiên Khôi chính là hình ảnh của đầu ngọn giáo, Thiên Việt chính là cặp Phủ Việt ngày xưa không thể thiếu trong các dịp Vua tuần hành. Sao Tử Vi được bộ Khôi Việt phù tá thì rất đẹp. Vua có thêm tiền hô hậu ủng. Phải nói hiếm có Lá Số nào Tử Vi gặp đủ cả Tả Hữu Khôi Việt.

Tứ Linh phù tá như Hổ mọc cánh:

Sao Tử Vi gặp bộ Tứ Linh chẳng khác nào Vua thụ mệnh trời chăn dắt dân đen. Bộ Tứ Linh tượng trưng cho sự phò tá của các vị thần, các đấng linh thiêng theo lệnh của Trời dành cho bậc Thiên Tử anh minh.

Quyền cứu giải rất lớn, Đế giải hung tính của Kình Đà Linh Hỏa:

Sao Tử Vi là sao có quyền năng cứu giải lớn nhất trong Tử Vi ( theo Đà La sự cứu giải của Tử Vi miều địa còn lớn hơn cả Hóa Khoa) đối với các hung tinh Kình Đà Linh Hỏa. Tuy không điều khiển được bọn này nhưng khi gặp Tử Vi bốn Sát Tinh cỡ bự trên cũng bớt hung hãn, trở nên hòa dịu hơn. Tử Vi không sợ tính Hình của Kình, không sợ tính Kỵ của Đà. Kình cư Ngọ nếu có Tử Vi ở đấy thì vô hại chỉ là sự xấu nhỏ.

Thế nhưng tối kỵ Không Kiếp, cảnh "Đế ngộ hung đồ":

Giải được tính hung của bốn Sát Tinh Kình Đà Không Kiếp, nhưng Tử Vi hoàn toàn vô tác dụng khi gặp hai Sát Tinh số 1 Không Kiếp. Gặp hai Sát Tinh này dù Tử Vi miếu vượng tại Ngọ cung chăng nữa cũng thành vô dụng, nếu không có Quang Quý hội hợp chiếu về, Khoa Quyền Lộc, Tứ Linh giải cứu sẽ là phá cách. Trong trường hợp gặp Không Kiếp nếu có Tả Hữu đồng cung , Tả Hữu sẽ không phù tá cho Tử Vi nữa mà quay sang ủng hộ Không kiếp đi làm bậy. Trường hợp này Tả Hữu chiếu về thì lại tốt vì nó sẽ phù tá cho Tử Vi trước hung đồ Không Kiếp.

Sao Tử Vi tượng trưng cho cái gì, ý nghĩa khi đóng ở các cung:

Sao Tử Vi tượng trưng cho quyền lực, lòng nhân hậu, sự cứu giải, là chúa tể của các tinh đẩu. Về hình ảnh chính là Hoàng Đế cai quản muôn dân.

Sao Tử Vi không có vị trí hãm địa, bởi vì bản thân nó có thể tự giải cứu. Nhưng theo tôi, thực ra vị trí bình hòa chính là hãm của sao Tử Vi vậy. Ngay khi hãm địa sao Tử Vi cũng chủ nhân hậu nhưng quyền cứu giải gần như không còn

Tử Vi là kỵ gặp Tuần Triệt, nhất là Triệt. Rất cần thêm Quang Quý Tả Hữu phù tá mới không thành phá cách. Tử Vi thích hợp nhất cho các cung Mệnh Thân Quan Tài Điền Phúc Di.

Tứ Vi thủ mệnh là người nhân hậu, quân tử. Đi cùng Quyền Kỵ là người quyền biến, mưu lược rất giỏi. Tử Vi miếu vượng là người có tài lãnh đạo, cầm đầu, đặc biệt là khi đơn thủ tại Ngọ, hoặc đi cùng Thất Sát. Có tài kinh doanh trở thành cự phú nếu đi cùng Thiên Tướng ( rất cần Kình Dương , nếu không cũng chẳng thể giàu có lớn được). Đi với Thiên Phủ ở Mệnh là người nhân ái, làm đến bậc Quân Sư , nhưng không nên làm người cầm đầu. Đi với Phá Quân là người hung bạo nếu hội thêm các Sát Tinh nữa thì là người ưa chém giết. Đi với Tham lang là người nhút nhát yên phận.

Tử Vi cư quan lộc miếu vượng là số có công danh rất lớn ( với điều kiện không có Tuần Triệt Không Kiếp), gặp 1 trong 4 sao trên gần như thành phá cách. Phải có Quang Quý, Hóa Khoa, Tả Hữu chiếu về, mới đỡ được, nhưng chỉ phát to lên về hậu vận.

Tử Vi cư Thiên Di ra ngoài nhiều người giúp đỡ, gần nơi quyền quý. Tử Vi cư Tài, đặc biệt là khi đi cùng Thiên Tướng nếu có Kình Dương và các sao tốt đi kinh doanh sẽ giàu to trớ thành bậc cự phú ( với điều kiện không được có Không Kiếp). Có thêm hai sao trên thì bạo phát bạo tiền, mang vạ vì Tiền.

Tử Vi cư Phu Thê, người hôn phối có tài, đảm đang nếu đi cùng các sao tốt. Đóng cung Tử Tức thì con cái vinh hiển, có cả Trai lẫn Gái và nhiều con.

Tử Vi cư Điền Trạch là số nhà cao cửa rộng, điền sản rất lớn. Cùng Thất Sát là số không giữ được tổ nghiệp, phải tự tay mình dựng nên, nhà cửa to lớn, hơn nữa đặc biệt phải chú ý đến cung có sao Tang Môn ( nhà đất làm ăn như thế nào bị ảnh hưởng rất mạnh của cung có sao Tang Môn). Gặp Phá Quân là số phá tan hết sản nghiệp.

Tử vi ngũ hành thuộc âm thổ, là bắc đẩu chủ tinh.Tại đẩu số, tử vi là lãnh đạo của các tinh diệu, cho nên cổ nhân gọi là đế diệu, coi như là hoàng đế ngày trước.

Do coi là hoàng đế, nên dễ dàng suy ra những tính chất dưới đây:

Có khí phái, có tài lãnh đạo, hợp với ra lệnh chỉ huy.Mặt khác xem tài năng lãnh đạo có hoàn mĩ, mệnh lệnh có chính xác hay không, phải xem cung vị tử vị tọa thủ cùng tam phương tứ chính tinh diệu cát hung hội hợp mà định.

Có lực hóa giải, tức gọi là thiện vu chế hóa.Cho nên tử vi có khả năng chế hỏa linh,dương đà,không kiếp hóa kị.Nhưng lại không có khả năng ngăn ngừa ảnh hưởng của ám diệu cự môn.Bởi vì ở ngôi vị đế, dù quần tiểu nhiếp phục, thế nhưng hoàng đế lại không có khả năng ngăn ngừa sàm tấu mà cự môn ví như sàm thần.

Có lực khắc chế. Khả năng khắc chế này là đề cập đến thất sát, phá quân.So sánh phá quân như tướng suất tại ngoại, bất thụ mệnh lệnh quân vương, không như thất sát đối với tử vi nhiếp phục.Nhưng tử vi phá quân đồng cung, lại thấy khả năng biến lực phá bỏ của phá quân thành lực khai sáng.

Có lực đua tranh. Đặc biệt là đối thủ càng mạnh thì đấu chí càng lớn.Nếu như hội hợp những tinh diệu hỗ trợ lực cạnh tranh như thiên phủ, thiên tướng, hóa quyền, hóa khoa.. ,tất không dễ dàng nói chuyện nhượng bộ. Giống như quân vương coi trọng chủ quyền quốc gia.

Có lòng tự tôn, mà tính cách cường liệt. Giống như hoàng đế nhất định duy trì tôn nghiêm của bản thân, cho nên tính cách trên dễ dẫn đến biểu hiện tự cao tự đại, thiện ác tùy tâm, lại hội chiếu sát diệu mà không cát diệu, tất thuộc kiểu quá khích : ái chi dục kì sanh, ác chi dục kì tử (thương thì muốn nó sống, ghét thì muốn nó chết. Khổng tử từng viết :”ái chi dục kỳ sinh, ác chi dục kỳ tử, ký dục kỳ sinh, hữu dục kỳ tử, thị hoặc giã – Thương thì muốn nó sống, ghét là muốn nó chết; đã mong nó sống, lại muốn nó chết, thế là mê hoặc rồi).Nhưng khi ở trong nghịch cảnh lại có khả năng chịu đựng thống khổ trong nội tâm mà không biểu lộ ra ngoài.

Bởi vì tử vi là đế diệu, cho nên tối hỉ bách quan triểu củng, tối kị quần thần viễn li.

Bách quan cùng quần thần là: tả phù hữu bật, văn xương văn khúc; tam thai bát tọa; ân quan thiên quý; lộc tồn thiên mã; thiên khôi thiên việt.Tuy thiên phủ thiên tướng triều củng cũng đẹp, nhưng không được như cách cục bách quan triều củng.Cho nên tử vi tọa mệnh đắc bách quan triều củng, có thể đại phú đại quý, đắc phủ tướng triều viên chưa hẳn có thể phú quý.

Nếu như không có bách quan triều củng, liền xem xét quần thần viễn li, lại không có phủ tướng triều viên, coi như cô quân, nhưng vẫn là hoàng đế chi tôn cho nên vẫn có tư tưởng khác thường.

Nếu cô quân lại phùng không kiếp, tứ sát, tất chỉ phát huy tư tưởng siêu thoát, cho nên cổ nhân cho rằng thích nghi tăng đạo.Nhưng tại xã hội hiện đại, có khả năng phát triển thành nhân vật có tư tưởng độc đắc, như kiến tham lang, thiên tài, hoặc hội liêm trinh tất khả năng là nghệ thuật gia hoặc nhà thiết kế.Nhưng nếu cô quân lại không kiến sát không chư diệu, lại có thái âm tương hội , thì trái lại tư tưởng siêu thoát không phát huy.Do ảnh hưởng của thái âm, biến thành người thích sử dụng quyền thuật, thủ đoạn.

Ngoài tam phương tứ chính, tử vi còn chịu ảnh hưởng của hai cung giáp.Tối hỉ tả phù hữu bật tương giáp, tiếp theo là văn khúc văn xương tương giáp. Nếu như giáp hỏa tinh, linh tinh, hoặc giáp kình dương đà la, như vậy lại có khả năng hóa thành bạo quân, là phát huy riêng một tính chất của tử vi đến hết mức.

"Tử Phủ đồng cung cách" tức an mệnh ở cung Dần hoặc Thân, trong cung có Tử Vi cà Thiên Phủ đồng tọa.

Cổ ca nói:

Đồng cung Tử Phủ quý sinh nhânThiên địa thanh minh vạn tượng tânHỷ ngộ Dần Thân đồng đắc địaThanh danh lỗi lạc động kiền khôn.

Dịch nghĩa:

Tử Phủ đồng cung sinh quý nhânTrời đất tươi sáng vạn vật tânƯa gặp Dần Thân cùng đắc địaTiếng tăm lỗi lạc động khôn kiền.

Đây là cách rất đáng thảo luận. Tử vi là chủ tinh Bắc Đẩu, hơn nữa Tử vi còn chủ về "quý", Thiên phủ chủ về "phú", xem ra đây là một kết cấu hoàn mỹ, không tỳ vết, hai chủ tinh tự thành Cách tốt.

Có biết vấn đề lại ở chỗ "hai chủ tinh đồng cung" ! Dùng câu "một núi không thể có hai cọp" để hình dung thì dường như hơi quá đáng, nhưng tính chất mâu thuẫn giữa Tử vi và Thiên phủ lại có thể ảnh hưởng đến cảnh ngộ của cả một đời người.

Tử vi sở trường về sáng tạo, nhưng Thiên phủ lại có khuynh hướng bảo thủ. Tử vi có thể phát triển sự nghiệp mới, nhưng Thiên phủ chỉ giỏi về thủ thành, đây là những tính cách mâu thuẫn của hai sao. Thêm vào đó, tài lãnh đạo của Tử vi có khuynh hướng về uy tín, còn Thiên phủ chỉ khư khư giữ kiểu mẫu cũ để điều hòa. Vì vậy, về phương diện tài năng lãnh đạo cũng bị hai tính chất này gây cản trở, quấy rối nhau, không thể tạo uy tín, mà cũng không thể điều hòa người dưới quyền.

Cổ nhân đánh giá Cách này quá cao, do đương thời xã hội quan liêu, có chút danh vọng địa vị, đối với chính sự có thể vờ vịt làm cho qua, còn sợ mất chức. Còn xã hội ngày nay thì chú trọng đến trình độ và tài năng sáng tạo thực tế, do đó cách "Tử Phủ đồng cung" chỉ có thể đảm nhiệm vai trò chủ quản một bộ phận nhỏ mà thôi.


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 2184 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây