Nếu bạn muốn thay đổi tình hình, hãy xem xét các gợi ý dưới đây:
Hướng về mong muốn của mình: Bạn thực sự muốn gì ở công việc này? Sự hiểu biết, cơ hội học hỏi những điều mới mẻ, hay sức mạnh hoặc quyền lực? Liệu những mong đợi này có phù hợp thực tế công việc của bạn?
Nếu bạn không được thăng tiến như mong muốn, hãy nghĩ lại mục tiêu công việc. Bạn có thể phát triển các mục tiêu mới hoặc tìm cách đi đến thành công với những mục tiêu ngoài công việc, ví dụ như hoạt động từ thiện.
Tự vận động: Đừng mong đợi sếp sẽ đến và đặt cho bạn câu hỏi, hãy tự mình tìm cách giải quyết. Bạn có thể nêu ý kiến phản bác với quyết định không phù hợp của sếp hoặc soạn thảo đề xuất về những nhu cầu của công ty cũng như của riêng bạn.
Chấp nhận thử thách: Bao gồm việc đưa ra những thay đổi (nhưng đó phải là những thử thách bạn kiểm soát được). Đôi khi những thay đổi nhỏ cũng tạo ra sự khác biệt lớn.
Tập trung vào công việc hiện tại: Trước tiên, hãy xem bạn có thể cải thiện công việc hiện tại hay không. Nếu không được thì hãy tìm hiểu thêm về những lĩnh vực liên quan trước khi đi tìm cơ hội mới.
Học hỏi những điều mới mẻ: Khi bạn quyết định mở rộng phạm vi công việc, bạn sẽ thấy những cơ hội chưa từng có trước đó.
Trở thành người cố vấn chuyên nghiệp: Tại sao bạn lại không sử dụng những kỹ năng và kinh nghiệm của mình theo một cách khác? Việc giúp đỡ mọi người cũng là một điều thú vị.
Quan tâm tới người khác - những người sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn thay đổi công việc, bao gồm đồng nghiệp và gia đình. Hãy giải thích bạn đang làm gì và tại sao lại làm như vậy.
Kiên nhẫn: Hãy cho tiềm thức của bạn thời gian làm việc với những ý tưởng. Nếu bạn quá thúc đẩy mọi việc, những sáng kiến cũng khó được nảy nở. Một khi đã quyết tâm, bạn sẽ tìm thấy một giải pháp hiệu quả nào đó.
Ngọc Linh
Theo Alberta (Theo dantri)