Bạn có thường xuyên thực hiện mọi việc theo mong muốn của bạn hay của cả hai? Hãy cẩn thận, thái độ độc đoán có thể gây nguy hiểm cho mối quan hệ tình cảm của bạn với anh ấy.
Hầu hết mọi người không cảm thấy có gì khó khi xác định tính cách, hành vi của một người thích kiểm soát. Nhưng để đo chính bản thân mình thì đôi khi không dễ.
Bạn có thể tự nhận ra mình có phải là người độc đoán trong tình yêu hay không, bởi đây chính là liều thuốc độc trong tình yêu. Bởi tình yêu không do một ai xây dựng mà phải là từ cả hai phía: người đàn ông và người đàn bà.
phụ nữ dễ mắc "căn bệnh" này hơn. Ảnh minh họa nguồn Internet |
Giáo sư, tiến sĩ Judith Orloff, tác giả cuốn sách Liberate Yourself From Negative Emotions and Transform Your Life (tạm dịch là Giải phóng bản thân khỏi những cảm giác tiêu cực và thay đổi cuộc sống) cung cấp cho bạn những dấu hiệu khi bạn đang trở thành một người thích kiểm soát, theo trích dẫn của GAL Time.
Đó là các dấu hiệu được thể hiện qua những câu nói hoặc tư tưởng của bạn như:
1. "Mình cho mọi người biết những gì mọi người cần làm và mình thấy rằng điều đó là tốt nhất đối với họ"
2. "Mình muốn làm theo cách của mình và sẽ không thỏa hiệp"
3. "Mình cần trở thành đối tượng chi phối và bắt buộc đối với mọi người "
Nếu có, có nghĩa bạn là một người thích kiểm soát. Tại sao bạn lại hành động như vậy mà không cần nhận thức về điều đó?
"Sâu thẳm trong tim, họ sợ có một cái gì đó sẽ vượt ra khỏi tầm kiểm soát, do đó họ luôn cố gắng điều chỉnh dù chỉ là vấn đề nhỏ để giảm bớt sự lo lắng" - Tiến sĩ Judith giải thích.
Tiến sĩ Judith khẳng định, nguyên nhân có thể là do mối quan hệ giữa cha mẹ của người này không được hài hòa khiến gây ra một hình ảnh xấu trong đầu óc người con. Những người có xu hướng thích kiểm soát có thể có một tuổi thơ không êm đềm, là người bị cha mẹ bỏ rơi, do đó rất ít khi tin tưởng ai và giao phó cho ai quyền kiểm soát.
Kỳ lạ là, hành vi này không chỉ được thực hiện đối với người khác, mà còn đối với chính bản thân, tức kiểm soát bản thân mình hết sức chặt chẽ. Họ có thể rất sạch sẽ, rất nghiện công việc.
"Tâm thần học phân loại các trường hợp thích kiểm soát cực đoan như rối loạn ám ảnh cưỡng chế, những người cứng nhắc và bận rộn với một danh sách chi tiết những công việc, quy tắc, và thống trị người khác bằng cách hy sinh sự linh hoạt và cởi mở của bản thân" - Tiến sĩ Judith giải thích.
Thật không may là loại hành vi này có thể trở thành liều thuốc độc cho mối quan hệ của bạn. Vì vậy, học cách để rũ bỏ tính thích kiểm soát và chia sẻ sự tự do với bạn đời, bạn tình của mình, bạn đã biết cách chưa?
"Hãy bắt đầu bằng một cuộc thảo luận cởi mở với đối tác của bạn. Yêu cầu người ấy nói và nhận xét nếu bạn quá kiểm soát người ấy. Ví dụ, nếu anh ấy nói rằng bạn quá kiểm soát cách ăn mặc của anh ấy, kiểu đầu tóc của anh ấy, cách cư xử của anh ấy… Hãy dừng lại những hành vi như thế nếu anh ấy đồng ý rằng bạn quả là người như thế", tiến sĩ Judith khuyên.
Nhưng hãy nhớ, thực hiện điều này không đơn giản như bạn với tay ấn nút “off” trên một chiếc đèn bàn. Hãy cho cho mình thời gian để thay đổi và để tha thứ cho chính bản thân.
"Hãy suy nghĩ thật cởi mở và công bằng khi bạn thấy mình rơi vào tình trạng một người thích kiểm soát"- tiến sĩ Judith nói.