Nhiều cặp vợ chồng trẻ đã ra tòa li hôn ngay sau đêm tân hôn chỉ vì "cái ngàn vàng" của vợ bị mất, người chồng nghi ngờ vợ đã trao cho người khác mặc dù họ còn yêu nhau tha thiết.
Và rất nhiều người vợ chấp nhận mất chồng vì không thể thanh minh giải thích được rằng mình chưa một lần quan hệ với ai ngoài chồng mà tại sao “cái ngàn vàng” đó lại biến đi đâu! Còn nhiều em gái mới lớn lại "băn khoăn" không biết màng trinh và sự trinh tiết là gì? Nó quan trọng đến đâu mà ai cũng dặn phải gìn giữ nó?
Về phương diện sinh học, đó là miếng da mỏng chắn ở cửa âm đạo với một hay nhiều lỗ, có thể là hình bán nguyệt, hình tròn, hình lưỡi liềm để kinh nguyệt thoát ra ngoài. màng trinh có độ dày - mỏng khác nhau tuỳ từng người. Có người bẩm sinh đã không có màng trinh, người khác màng trinh lại quá mỏng chỉ cần tập thể thao quá mạnh, ngã xe... vô tình đã làm màng trinh rách, có người lại quá dày và độ co giãn lớn nên sắp sinh con rồi mà vẫn còn màng trinh. Thậm chí có người màng trinh quá dày không giãn nên không thể giao hợp được gây đau đớn phải nhờ bác sĩ rạch ra, lại có trường hợp màng trinh che kín âm đạo gây bế kinh (không có kinh). Vì văn hóa xưa nay coi trọng vấn đề giữ trinh tiết nên việc người phụ nữ còn hay đã mất màng trinh được nhiều người chú ý.
Trinh nguyên còn là khái niệm xã hội học và phụ thuộc vào quan điểm của từng người, từng lứa tuổi và từng thời đại. Về mặt y học, màng trinh và sự trinh tiết của người phụ nữ được dựa vào kết quả thăm khám của bác sĩ sản phụ khoa và sự "thật thà" của thiếu nữ - nghĩa là chưa quan hệ tình dục với đàn ông. Như đã nói, dấu hiệu màng trinh bị rách, phần lớn là sự chảy máu kèm theo sự đau đớn. Tuy nhiên, không nên dựa vào việc có chảy máu hay không khi lần đầu thiếu nữ bước vào giai đoạn đàn bà để đánh giá sự trinh tiết mà hãy nhìn vào đức hạnh, nếp sống, sinh hoạt của người phụ nữ. Và xin nói thêm rằng, sự trinh nguyên không phụ thuộc vào màng trinh còn hay mất!
Về phương diện sinh học, đó là miếng da mỏng chắn ở cửa âm đạo với một hay nhiều lỗ, có thể là hình bán nguyệt, hình tròn, hình lưỡi liềm để kinh nguyệt thoát ra ngoài. màng trinh có độ dày - mỏng khác nhau tuỳ từng người. Có người bẩm sinh đã không có màng trinh, người khác màng trinh lại quá mỏng chỉ cần tập thể thao quá mạnh, ngã xe... vô tình đã làm màng trinh rách, có người lại quá dày và độ co giãn lớn nên sắp sinh con rồi mà vẫn còn màng trinh. Thậm chí có người màng trinh quá dày không giãn nên không thể giao hợp được gây đau đớn phải nhờ bác sĩ rạch ra, lại có trường hợp màng trinh che kín âm đạo gây bế kinh (không có kinh). Vì văn hóa xưa nay coi trọng vấn đề giữ trinh tiết nên việc người phụ nữ còn hay đã mất màng trinh được nhiều người chú ý.
Trinh nguyên còn là khái niệm xã hội học và phụ thuộc vào quan điểm của từng người, từng lứa tuổi và từng thời đại. Về mặt y học, màng trinh và sự trinh tiết của người phụ nữ được dựa vào kết quả thăm khám của bác sĩ sản phụ khoa và sự "thật thà" của thiếu nữ - nghĩa là chưa quan hệ tình dục với đàn ông. Như đã nói, dấu hiệu màng trinh bị rách, phần lớn là sự chảy máu kèm theo sự đau đớn. Tuy nhiên, không nên dựa vào việc có chảy máu hay không khi lần đầu thiếu nữ bước vào giai đoạn đàn bà để đánh giá sự trinh tiết mà hãy nhìn vào đức hạnh, nếp sống, sinh hoạt của người phụ nữ. Và xin nói thêm rằng, sự trinh nguyên không phụ thuộc vào màng trinh còn hay mất!
Theo Sức khỏe & Đời sống
Tags: