Đa số chúng ta khi đã “tham gia” vào hôn nhân, sau năm mười năm, thường tự hỏi: “tình yêu có vẻ không còn, nhưng nó chính thức bỏ chạy từ lúc nào?”.Theo kinh nghiệm, trong tình trạng “sắp đổ vỡ”, nếu không nắm được quy luật thì người trong cuộc càng cố vết nứt càng lan nhanh.
Giai đoạn: Keo dính
Thực trạng: Hai người là món quà mới của nhau, họ quấn quýt, tìm mọi cách để được gần nhau. Theo phân tích sinh học, sự thăng hoa bay hơi giữa hai người xảy ra sau một phản ứng hoá học xoè lửa.
Vấn đề: Trong mỗi người xuất hiện mâu thuẫn. Một mặt người ta lo rằng, kết dính quá thì sẽ thất lạc cái “tôi” của mình. Mặt khác lại nghĩ, nếu lơi là với đối tác thì cô (anh) ta sẽ bỏ đi mất.
Giải pháp: Nếu những cuộc va chạm lặt vặt không thể giải quyết ổn thì một trong hai người nên tĩnh tâm ngồi liệt kê về những lần mâu thuẫn trước đám cưới. Nhớ lại xem trước đó hai người đã gỡ rối bằng biện pháp nào, sau đó ứng dụng chúng vào hoàn cảnh hiện tại.
Giai đoạn: Tổ ấm
Thực trạng: Hai người không còn có thể nằm ôm nhau rõ lâu trên giường nữa. Mỗi người phát hiện ra rằng, để xây tổ ấm của mình có nhiều việc phải làm khác cũng gây hứng thú không kém. Họ quyết định dồn bớt năng lượng cho việc nhà.
Vấn đề: Sự không hài lòng diễn ra khi có những cuộc phân công công việc.
phụ nữ luôn thấy mình bị quá tải, còn đàn ông không chấp nhận làm cái việc anh ta cho là của đàn bà.
Giải pháp: Mỗi thành viên càng tham gia nhiều vào việc nhà,
hôn nhân càng bền chặt. Người
phụ nữ nên tìm hiểu kỹ sở trường và năng khiếu của người chồng rồi mới nên phân công công việc. Không nên ép anh ta làm những việc mà anh ta không có khả năng.
Giai đoạn: Độc lập
Thực trạng: Mỗi người đều muốn giữ một khoảng trời riêng về tinh thần. Có nhu cầu chơi thể thao, học khiêu vũ, tập thể hình hoặc gặp gỡ thường xuyên với một nhóm bạn tâm đầu ý hợp.
Vấn đề: Đối tác có phản ứng trước khoảng trời độc lập của người kia. Xảy ra sự hiểu lầm, ghen tuông, tự ái…
Giải pháp: Cần phải hiểu sự tự hoàn thiện cá nhân và sự phát triển khả năng độc lập sẽ tăng độ hấp dẫn trong
tình yêu. Nếu đối tác chống đối, cấm đoán thì có nghĩa: Anh (cô) ta đang lội ngược con sóng quy luật. Thay vào việc phản ứng tiêu cực, nên học theo người kia - tìm cho mình một hoạt động riêng theo hobby để cân bằng.
Giai đoạn: Cộng tác bình đẳng
Thực trạng: Con cái lớn, nhà cửa ổn định, người ta có nhu cầu củng cố việc học hành và công danh.
Vấn đề: Xảy ra tình trạng so le. Một người thành đạt, tiến nhanh, còn người kia tụt hậu, mặc cảm.
tâm lý ức chế kéo dài.
Giải pháp: Cần có thoả thuận để có sự trợ giúp lẫn nhau. Người thành đạt cần phải biết đánh giá sự hy sinh chịu thiệt của đối tác. Cần có thái độ bình đẳng và cử chỉ động viên dành cho nhau. Người đứng sau lưng người thành đạt nên duy trì khoảng trời độc lập của mình, không cần thiết phải làm cái bóng của người kia.
Giai đoạn: Trống vắng
Thực trạng: Chuẩn bị đối mặt với sự trống vắng. Các con đã lớn, chúng không muốn ở bên cạnh bố mẹ. Cả hai người vừa yên tâm lại vừa lo lắng không biết mình có còn quan trọng nữa không?
Vấn đề: Hai ngừơi quay trở lại quan tâm đến nhau hơn. Nếu một phía lơ là, phía kia dễ bị tổn thương.
Giải pháp: Cần chớp lấy cơ hội để làm ấm mối quan hệ. Những rạn nứt có thể xoá kịp trong những thời điểm thế này.
(Theo Người Đẹp Việt Nam)
------------------------------
------------------------------