Chúng ta không phải là thánh để sẵn sàng bao dung mọi thứ. Trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi ngay cả người thân yêu nhất cũng có thể khiến ta phải đau lòng. Song tha thứ là một việc đáng làm - nó không chỉ mang đến sự khuây khỏa mà còn rất có lợi cho sức khỏe.
Một nghiên cứu mới đây của Đại học Hope, Michigan (Mỹ), cho thấy, hệ tuần hoàn của con người sẽ bị căng thẳng nghiêm trọng khi tồn tại suy nghĩ thù hận và được cải thiện đáng kể khi họ hình dung tới việc tha thứ cho ai đó. Các nhà nghiên cứu của Đại học Stanford cũng nhận thấy những người tích cực tha thứ thường ít cáu giận bực bội hơn và ít có triệu chứng sinh lý như stress.
Đừng đợi lời xin lỗi
"Chúng ta thường tự cho là đúng theo kiểu “Tôi sẽ không tha thứ trừ phi hắn xin lỗi”. Song khi cư xử như thế, chúng ta đã tự ôm mối thù dai dẳng nhiều năm, và coi như đã đặt cuộc sống của chính mình vào tay người khác kể từ đây", bà Mariah Burton Nelson, tác giả cuốn The Unburdened Heart: Five Keys to Forgiveness and Freedom (Trái tim khuây khỏa: 5 bí quyết để tha thứ và tự do), viết. Cho nên hãy bắt đầu ngay bây giờ bằng cách nhớ lại vụ việc đó và chấp nhận tổn thương.
Thông cảm với "kẻ thù"
Người "đáng ghét" đó có thể đã xúc phạm bạn mà không hề nhận ra, hoặc vì sợ hãi hay đang đau khổ. Tiến sĩ Everett Worthington, tác giả cuốn 5 Steps to Forgiveness: The Art and Science of Forgiving (5 bước tha thứ: Nghệ thuật và khoa học của sự tha thứ), đã gợi ý rằng hãy đứng vào vị trí của người có lỗi để suy ngẫm.
"Đừng quên rằng thậm chí đến cả những người yêu thương bạn nhất cũng có thể làm tổn thương và đôi khi còn phản bội. Tuy nhiên, điều đó không nói lên một cái kết trong quan hệ", tiến sĩ Robert Karen, chuyên gia tâm lý ở New York, phát biểu.
Hãy nghĩ về sự khuây khỏa khi được một người thân yêu tha thứ
Bạn thấy biết ơn và hạnh phúc biết bao khi được tha thứ cho lỗi lầm của mình, vậy hãy mang lại cảm giác này cho người mà bạn đang hận. Trên thực tế, "tự suy ngẫm về những lỗi lầm và khuyết điểm của bản thân còn đau khổ hơn nhiều", Nelson nói, "Nhưng điều quan trọng là lấy lại cân bằng".
Thực hiện một hành động tượng trưng
Worthington viết: "Nếu bạn không công khai theo cách nào đó, thì bạn sẽ không thể tin rằng mình đã tha thứ". Hãy đốt một ngọn nến và tưởng tượng rằng sự tức giận của bạn đang tan chảy theo dòng sáp nến kia.
Nên nhớ tha thứ không có nghĩa là quên
Cảm giác bị tổn thương có thể sẽ vẫn tồn tại sau khi bạn đã tha thứ. Song trong nghiên cứu của Đại học Stanford, những người tích cực tha thứ cho biết vụ việc gây tổn thương đó không còn mang lại cảm giác đau đớn như trước nữa.
Cuối cùng, hãy ghi tên vào danh sách tha thứ của chính mình
Vì tha thứ cho người khác thực chất là tha thứ cho chính bản thân mình.
Vnexpress/MSN
Đừng đợi lời xin lỗi
"Chúng ta thường tự cho là đúng theo kiểu “Tôi sẽ không tha thứ trừ phi hắn xin lỗi”. Song khi cư xử như thế, chúng ta đã tự ôm mối thù dai dẳng nhiều năm, và coi như đã đặt cuộc sống của chính mình vào tay người khác kể từ đây", bà Mariah Burton Nelson, tác giả cuốn The Unburdened Heart: Five Keys to Forgiveness and Freedom (Trái tim khuây khỏa: 5 bí quyết để tha thứ và tự do), viết. Cho nên hãy bắt đầu ngay bây giờ bằng cách nhớ lại vụ việc đó và chấp nhận tổn thương.
Thông cảm với "kẻ thù"
Người "đáng ghét" đó có thể đã xúc phạm bạn mà không hề nhận ra, hoặc vì sợ hãi hay đang đau khổ. Tiến sĩ Everett Worthington, tác giả cuốn 5 Steps to Forgiveness: The Art and Science of Forgiving (5 bước tha thứ: Nghệ thuật và khoa học của sự tha thứ), đã gợi ý rằng hãy đứng vào vị trí của người có lỗi để suy ngẫm.
"Đừng quên rằng thậm chí đến cả những người yêu thương bạn nhất cũng có thể làm tổn thương và đôi khi còn phản bội. Tuy nhiên, điều đó không nói lên một cái kết trong quan hệ", tiến sĩ Robert Karen, chuyên gia tâm lý ở New York, phát biểu.
Hãy nghĩ về sự khuây khỏa khi được một người thân yêu tha thứ
Bạn thấy biết ơn và hạnh phúc biết bao khi được tha thứ cho lỗi lầm của mình, vậy hãy mang lại cảm giác này cho người mà bạn đang hận. Trên thực tế, "tự suy ngẫm về những lỗi lầm và khuyết điểm của bản thân còn đau khổ hơn nhiều", Nelson nói, "Nhưng điều quan trọng là lấy lại cân bằng".
Thực hiện một hành động tượng trưng
Worthington viết: "Nếu bạn không công khai theo cách nào đó, thì bạn sẽ không thể tin rằng mình đã tha thứ". Hãy đốt một ngọn nến và tưởng tượng rằng sự tức giận của bạn đang tan chảy theo dòng sáp nến kia.
Nên nhớ tha thứ không có nghĩa là quên
Cảm giác bị tổn thương có thể sẽ vẫn tồn tại sau khi bạn đã tha thứ. Song trong nghiên cứu của Đại học Stanford, những người tích cực tha thứ cho biết vụ việc gây tổn thương đó không còn mang lại cảm giác đau đớn như trước nữa.
Cuối cùng, hãy ghi tên vào danh sách tha thứ của chính mình
Vì tha thứ cho người khác thực chất là tha thứ cho chính bản thân mình.
Theo Mỹ Linh
Vnexpress/MSN