Một phía yêu nhiều hơn: Khi yêu, thường sẽ có lúc người này yêu người kia nhiều hơn. Nhưng một tình yêu trọn vẹn là giữa hai người phải biết hoán đổi vị trí.
Yêu vụ lợi
Bạn yêu người ấy vì cho rằng người ấy rất có khả năng, tương lai sẽ thành đạt, có địa vị xã hội. Thực chất bạn đã không yêu con người thực sự của họ mà chỉ yêu một hình mẫu lí tưởng của bạn mà thôi. Giả sử năm năm hay mười năm nữa người ấy vẫn không thể trở thành người trong mộng ấy của bạn, bạn có thể vui vẻ chấp nhận?
Yêu vì thương cảm
Có phải bạn thường cảm thấy đối phương rất đáng thương và cho rằng mình phải có trách nhiệm giúp người ấy vượt qua khó khăn? Bạn có bao giờ lo lắng rằng nếu bạn rời xa người ấy thì sẽ là một trấn động lớn với họ? Nếu đúng như vậy thì tình cảm của bạn đối với người ấy chỉ xuất phát từ sự đồng cảm và nhu cầu muốn được giúp đỡ, san sẻ. Rất có thể đây chưa phải một nửa mà bạn cần tìm kiếm.
Yêu người bạn ngưỡng mộ
Kiểu tình yêu này cũng khó lâu bền do sự đối xử thiếu bình đẳng giữa hai người. Nếu quá sùng bái đối phương, trong mối quan hệ dễ xuất hiện lối cư xử như bề trên với người dưới. Yêu là sự ngưỡng mộ lẫn nhau nên chớ để sự ngưỡng mộ ấy chỉ xuất phát tự một phía.
Yêu ngoại hình
Nếu thứ duy nhất ở đối phương có thể cuốn hút bạn là ngoại hình thì nền tảng cho tình yêu của bạn là rất thiếu vững chắc. Bởi “mỗi năm mỗi tuổi, cái tuổi nó đuổi xuân đi”, nhan sắc dù có đẹp đến đâu rồi cũng phôi phai theo thời gian, khi ấy liệu bạn có còn yêu và muốn gắn bó suốt đời với người ấy?
Yêu sau khi thường xuyên tiếp xúc trong một thời gian ngắn
Trong thời gian thực hiện một dự án bạn và người ấy thường xuyên cùng làm việc và bạn có cảm giác mình đã yêu. Hoặc hai người cùng gặp nhau trong một kỳ nghỉ, sau mấy ngày nghỉ ngắn ngủi ấy bạn thấy mình đã sa vào lưới tình… Những tình yêu kiểu này nếu không được chăm bón cẩn thận sẽ rất dễ đường ai nấy đi vì chỉ trong một khoảng thời gian ngắn bạn chưa thể hiểu rõ được bản chất của một con người.
Yêu vì muốn phản kháng
Cha mẹluôn nhấn mạnh bạn phải yêu một cô gái gia đình có điều kiện, y rằng người bạn chọn lại là một “nàng lọ lem”. Lúc nhỏ cha mẹ đã quản lí bạn quá nghiêm khắc lúc nào cũng nhắc nhở bạn phải chọn bạn mà chơi thì nay bạn lại rất dễ dãi trong việc chọn bạn gái…
Khi những đối tượng mà bạn chọn đều có xu hướng khiến cha mẹ nổi giận, rất có khả năng bạn chọn người ấy còn nhằm mục đích phản kháng chứ không đơn thuần là bị đối phương hấp dẫn. tình yêu khi đã bị nhuốm màu toan tình thì hiếm khi có được quả ngọt.
Yêu người “không tự do”
Tiền đề để chọn người yêu là người ấy phải được tự do yêu bạn, nghĩa là chưa kết hôn, chưa đính hôn hay không có người yêu, tức là không phải chịu bất cứ ràng buộc nào.
Trường hợp người ấy hứa sẽ chia tay với bạn đời hay khẳng định chỉ yêu bạn mà không còn tình cảm với kẻ đã kết tóc se duyên với mình, vẫn không thể tính họ là người “tự do”. Người ấy không phải của riêng bạn thì hạnh phúc sao có thể trọn vẹn?