Khủng hoảng gia đình và vấn đề ma tuý vị thành niên

gia đình là tế bào của xã hội. Xã hội có bền vững được hay không thì từng tế bào của nó phải bền vững. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, đang xuất hiện nhiều vấn đề nóng bỏng, đáng lo ngại – một trong những vấn đề đó là khủng hoảng gia đình, mà một trong những hậu quả của nó là vấn đề ma túy vị thành niên.
Ma túy, đặc biệt là ma túy vị thành niên, đang trở thành một nỗi ám ảnh và bức xúc của toàn xã hội. Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình tâm lý học, xã hội học nghiên cứu về vấn đề này, đặc biệt là tìm hiểu về nguyên nhân và giải pháp. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân của vấn đề ma túy vị thành niên chủ yếu bắt nguồn từ gia đình. Chẳng hạn, gia đình có cấu trúc không toàn vẹn như cha mẹ ly hôn, cha hoặc mẹ bị chết, mất tích và người kia tái giá. gia đình mất cân bằng nội tại, rối loạn tương tác giữa các thành viên như không gắn bó, ít chia sẻ giao lưu, quá nuông chiều, có xu hướng phóng chiếu, áp đặt những mong muốn của cha mẹ lên con cái hoặc chiếm hữu đứa con, hay cha mẹ ít lắng nghe, thiếu tôn trọng, thiếu bao dung, hay lạm dụng quyền uy và ứng xử bạo hành (hành hạ thân xác và tinh thần) và thường xâm phạm quyền tự chủ của con. Hoặc một số trường hợp do kinh tế gia đình khó khăn, đứa trẻ sớm phải bươn chải kiếm sống, dễ thoát ly khung cảnh gia đình.


Hậu quả là đứa trẻ thiếu tình thương, thiếu niềm tin, thiếu gương đồng nhất hóa nhân cách. Mặt khác trẻ dễ tập nhiễm những hành vi ứng xử không chuẩn mực của cha mẹ, chán tổ ấm gia đình, mất hứng thú học tập và dễ bị bạn bè lôi kéo tìm đến băng nhóm. Điều đó dễ dẫn đứa trẻ đến với ma túy và tội phạm.


Xin nêu một trường hợp cụ thể


N.H.S. 15 tuổi, vào Trung tâm giáo dục thường xuyên năm 13 tuổi, với lý do nghiện ma túy và có hành vi ăn cắp.


Cũng như những đứa trẻ khác cùng trang lứa, S cũng đã từng có một gia đình trọn vẹn. Bố làm nghề lái xe, mẹ ở nhà nội trợ và chăm sóc, dạy dỗ S và em trai. Nhưng khi S lên 9 tuổi, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. Giữa bố và mẹ xảy ra những bất hòa, xích mích. Bố thường xuyên vắng nhà và có quan hệ với người phụ nữ khác. Mỗi lần bố về nhà, thì bao giờ bố mẹ cũng to tiếng với nhau, mắng chửi nhau, thậm chí giằng xé, đánh đập nhau. Khi S 10 tuổi, bố mẹ ly hôn.


Sau khi bố mẹ ly hôn, S ở với bố, còn em trai ở với mẹ. Mẹ và em trai về ở cùng với bà ngoại. Mẹ đã mở một cửa hàng Karaoke, đồng thời lén lút hoạt động mại dâm. Cách đây 4 tháng, mẹ S đã bị bắt giam vì tội hành nghề mại dâm và hiện mẹ S đang ở tù.


Bố S có gia đình mới. Mặc dù bố rất thương con, nhưng không quan tâm đến S Mẹ kế không ghét bỏ S hay đối xử tàn nhẫn với S nhưng cũng không quan tâm, không chăm sóc mà bỏ mặc. S trở thành một đứa trẻ bị bỏ rơi hoàn toàn.


S rất buồn, học hành bê trễ và thường bỏ học đi lang thang cùng bạn bè. S thường gây gỗ, đánh nhau và đã bị cảnh cáo nhiều lần trước toàn trường. Cuối cùng S đã bị dính vào ma túy và bị đuổi học. Để có tiền “chơi” ma túy, S thường lấy cắp đồ bán lấy tiền. S đã bị bắt trong khi đang có hành vi lấy cắp tài sản của người khác.


S được cán bộ tâm lý cho làm trắc nghiệm để kiểm tra về trí tuệ và nhân cách. Kết quả cho thấy, về trí tuệ S có chỉ số thông minh thuộc loại trung bình (IQ = 110). Về nhân cách, S là người có nhân cách hướng ngoại rõ rệt và có loại hình thần kinh không ổn định. Ngoài ra, trắc nghiệm về nhân cách còn cho thấy, S là một cậu bé dễ nổi nóng, khó kiềm chế cảm xúc và thường có những suy nghĩ hay hành động bột phát, thường phản ứng lại ngay khi người khác nặng lời với mình; là người hiếu thắng, không chịu thua kém bạn bè. Tuy nhiên, S cũng là người hay mặc cảm, day dứt khi nhận ra mình có lỗi và rất cần sự động viên, an ủi của người khác.


Đối với bản thân, S tỏ ra là một người bất cần. Đôi lúc S chán ghét bản thân và sống buông thả. Với bố mẹ, S cho rằng, mình không trách họ nhưng thất vọng về họ, cảm thấy buồn và xấu hổ khi phải nói về bố mẹ mình. Đối với bạn bè, S lại là một người sống hết mình vì bạn.


Có thể nói, S là một đứa trẻ sớm phải trải qua nhiều hẫng hụt trong cuộc sống. Bố mẹ thường xuyên cãi nhau, mâu thuẫn, xung đột với nhau và cuối cùng chia tay nhau, đã để lại trong tâm trí S những kỷ niệm đau buồn. Hình ảnh người mẹ không gương mẫu, sự thờ ơ, lạnh nhạt của bố... để lại trong S mặc cảm và tội lỗi.


Trong khi cô đơn, không có người thân nào quan tâm về vật chất, nâng đỡ về tinh thân, S đã tìm đến bạn bè. Nhưng không may, những người bạn ấy lại là những đứa trẻ đã bị “lún sâu” trong “vũng bùn” ma túy, đẩy S vào con đường ma túy và tội phạm.


Tuy nhiên, hiện nay S đang dần thoát khỏi “vũng bùn” đen tối đó. S đã được cai nghiện, được học tập văn hoá tại trung tâm và sắp được trở về cùng gia đình. Nhưng những yếu tố là nguyên nhân và điều kiện vẫn tồn tại. S vẫn là một cậu bé phải chịu nhiều hẫng hụt, đau khổ - mảnh đất chứa đầy nguy cơ. Như vậy, S có chấp nhận được hiện thực, gạt bỏ được mặc cảm để vươn lên, trở thành một người tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào những người xung quanh em.


Có thể nói, gia đình là một hệ tương tác, luôn tồn tại và duy trì trong một thế cần bằng động. Nếu mỗi thành viên giữ đúng vai trò của mình trong quan hệ tương tác với các thành viên khác thì gia đình được ổn định, trở thành một nguồn lực của tình yêu thương, của niềm tin. Từ đó thanh thiếu niên có thêm bản lĩnh vượt qua mọi thử thách, rủi ro và nghịch cảnh. Ngược lại, nếu gia đình có khuyết tật: cha mẹ bất hòa, ly thân, ly hôn hoặc bệnh hoạn như người cha nghiện rượu, nghiện ma túy, bạo hành, ngược đãi con cái hoặc gia đình lâm vào cảnh khốn khó cùng cực, con cái bị bỏ rơi, thất học thì đó là những nguy cơ rất lớn dễ dàng đẩy con cái vào cảnh bất hạnh, tuyệt vọng, làm mồi cho ma túy và tội phạm. Tất nhiên, một thanh thiếu niên rơi vào cạm bẫy của ma túy, không thể không nói đến nguyên nhân từ môi trường xã hội và học đường, những khủng hoảng tâm lý của lứa tuổi dậy thì. Nhưng nguyên nhân từ phía gia đình vẫn là chủ yếu.


Như vậy, nếu xem ma túy là một bệnh, thì đây không phải là một bệnh của cá nhân mà đúng ra nó là triệu chứng của một bệnh hệ thống, ít ra là bệnh của cả một gia đình và cũng có thể là bệnh của xã hội.


Nguyễn Thị Quế

------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 4131 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm