Ghen không xấu

Theo một nhà tâm lý học người Mỹ thì ghen tuông ở chừng mực nhất định mang lại ít nhất 3 lợi ích: Giúp tổ tiên chúng ta đảm bảo được thế hệ sau, giúp tình cảm gắn bó hơn, giúp định hướng tính cách trẻ.

 

Theo David Buss, nhà tâm lý học thuộc Đại học Taxas, ghen tuông là một dạng tình cảm, giúp con người dò tìm, nhận biết và ngăn cản sự không chung thủy. David Buss đã thực hiện và tổng hợp hàng chục nghiên cứu từ 20 năm nay ở 40 quốc gia và kết luận: Ghen không phải là một thói xấu.

 

 

Đó là sự khôn khéo trong tình cảm mà tổ tiên chúng ta đã truyền lại cho thế hệ sau. Buss khẳng định: "Chúng ta kế thừa tính ghen tuông, và có thể tìm thấy điều này ở mọi nền văn hóa. Cơn ghen mà ngày nay con người cảm nhận cũng giống hệt như của tổ tiên ta vậy".

 

Ghen bảo vệ quyền lợi con người

 

Đàn ông bị cắm sừng dễ phải nuôi dạy đứa trẻ mình không sinh ra, còn phụ nữ bị bỏ rơi dễ rơi vào trạng thái sốc khi mất đi chỗ dựa cho bản thân và con cái. Từ xưa, tính ghen đã giúp đàn ông đoán trước sự phản bội và giúp phụ nữ tránh bị ruồng bỏ. Đó chính là cách mà tổ tiên chúng ta bảo vệ "chiến lược sinh sản".

 

Kết luận được rút ra từ nhiều nghiên cứu ở châu Âu, châu Mỹ, châu Á: Khi đàn ông phát hiện bị phản bội, mạch đập nhanh lên 5 nhịp mỗi phút, cơ trán giật và mặt đỏ gay. Khi phụ nữ phát hiện bị phản bội chân mày liên tục nhíu lại. Điều này chứng tỏ hai giới chịu hai tác động khác nhau, trong khi đàn ông lo rằng mối quan hệ sex của người bạn đời có thể mở ra một mối quan hệ tình cảm thực sự thì phụ nữ cho rằng sự không chung thủy về mặt tình cảm sẽ đặt dấu chấm hết cho mối quan hệ sex.

 

Ghen chất kết dính

 

Eygène Mathaes, Giáo sư tâm lý Đại học Westerrn Illinois đã nghiên cứu mức độ ghen càng nhiều thì tình cảm càng bền lâu. Phải chăng ghen tuông đã trở thành tiêu chí của một tình yêu bền vững?

 

Giúp trẻ xây dựng nhân cách

 

Đó là ý kiến của một nhóm các nhà khoa học cho rằng: ghen góp phần củng cố cái "Tôi". Đứa trẻ thường ghen tị với anh chị khi cha mẹ chiều anh chị hơn. Dần dần điều này khiến trẻ nhận ra rằng mình không phải là trung tâm của mọi sự chú ý, ngược lại cần phải chia sẻ tình cảm của cha mẹ. Trẻ sẽ đi từ cơn ghen này sang cơn ghen khác và nhận biết được sự khác biệt: ta và bạn là 2 cá thể khác nhau.

 

Thông qua so sánh, trẻ nhận thức được những khác biệt và tự rèn luyện khả năng đánh giá bản thân. Khả năng này sẽ theo trẻ đến khi trưởng thành. Cố dập tắt lòng ghen tị của một đứa trẻ đồng nghĩa với việc thổi bùng nó lên, thậm chí khiến trẻ ốm.

 

Các nhà nghiên cứu đại học Texas quan sát 1 đứa bé 6 tháng tuổi, nhận thấy bé đã thể hiện cơn ghen thông qua vẻ mặt khi mẹ bế một đứa khác (mà thực chất chỉ là một con búp bê). Khi 8 tháng tuổi, trẻ hay đập phá đồ chơi và la hét gây sự chú ý của bố mẹ. Đó là một phản xạ tự nhiên, người lớn không nên lo lắng đối với những trẻ hay tỏ ra ghen tị mà nên chú ý đến những trẻ không hề bộc lộ lòng ghen tị của mình.

 

(Theo Sinh Viên Việt Nam)

 


------------------------------

------------------------------
Tags:
Đã đọc : 1934 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm