Nhằm vào hiện thực: vợ chồng tranh luận hay cãi nhau, không phải là chuyện xấu, điều mấu chốt là xét xem hình thức cãi nhau như thế nào. Nhiều cuộc cãi vã làm tổn thương đến tình cảm vợ chồng. Khi tranh luận thường bới móc lại chuyện đã qua, thậm chí chỉ trích những sai lầm cũ, công kích nhược điểm của đối phương… Tất cả những phương thức đó dẫn đến mâu thuẫn ngày càng sâu sắc xa rời thực tế.
Đặt ra quy tắc làm tiêu tan bực tức: Có chuyên gia nước ngoài đề nghị, giữa vợ chồng có thể thiết lập một quy tắc thậm chí một hiến chương chung sống làm cơ sở giải quyết xung đột. Ví dụ người chồng cảm thấy cơn cáu giận đang bốc thì có thể cho vợ biết anh ta bực tức về chuyện gì; mà người vợ thì đồng ý để cho anh ta nổi cáu, nhưng thông thường không được vượt quá 5 phút. Các chuyên gia cho rằng, sự cáu bẳn được phát tác trong khuôn phép như vậy thì sẽ khó làm tổn hại đến quan hệ vợ chồng. Sau khi cơn thịnh nộ qua rồi, hai người có thể tìm thời gian khác để thảo luận về việc đã xảy ra, đồng thời nghĩ cách để tránh sau này xảy ra tình trạng tương tự, giảm bớt mâu thuẫn và xung đột giữa hai vợ chồng.
Bỏ qua cho nhau: Mâu thuẫn vợ chồng phần lớn không liên quan đến vấn đề nguyên tắc, thông thường bỏ qua cho nhau là có thể khống chế, thuần hoá hoặc làm tan biến mâu thuẫn. Đồng thời, xích mích vợ chồng phải là phần thắng hay bại. Nhiều cuộc tranh luận cũng chỉ vừa phải, không phải mọi vấn đề đều tranh luận đến cùng. Vì vậy, không cần thiết phải buồn bã vì mình chịu lép vế, thậm chí có ý định trả thù; mà phải tính toán kỹ lưỡng, "nhìn xa trông rộng". Cuộc sống vợ chồng không nhất thiết mọi việc đều phải đạt được sự nhất trí, cho dù suy nghĩ của hai bên có khác nhau, cũng không cần phải giải quyết gấp. Cùng với thời gian, suy nghĩ sẽ dần dần thống nhất, cho dù không nhất trí cũng khồng sao. Đối với hiểu biết chung, hoàn toàn có thể khiến cho hai bên hàn gắn vết thương tình cảm trong quá trình "đi tìm cái chung và tồn tại cái riêng", phát triển tình yêu, quan hệ vợ chồng lành mạnh và vui vẻ.