Quản lý cãi vã gia đình

Chúng ta không sống trong thế giới cổ tích bởi thế cãi cọ là một phần tất yếu, không thể thiếu trong bất cứ gia đình nào. Quan trọng là sau cãi vã, chuyện gì sẽ xảy ra. “Hậu chiến” mới là yếu tố có tác động nhiều đến tâm lý, tình cảm của con cái.

Hai mặt của cãi vã

 

vợ chồng cãi nhau trước mặt con cái có hại cho những tâm hồn non nớt nên cần tránh. Nhưng liệu có thực sự xấu đến mức đó không? Nếu các cuộc cãi vã đi xa hơn trở thành sự bạo hành hay chửi rủa, thì nó thực sự gây sốc, độc hại đối với trẻ, thậm chí gây rối loạn tinh thần.

Nhưng những cãi vã thông thường, không có bạo hành lại là một phần của cuộc sống, bởi ai cũng hiểu rõ rằng cuộc sống gia đình không phải một dòng sông phẳng lặng. Thông thường, khi thấy cha mẹ cãi nhau, trẻ thường tỏ ra lo lắng, nhưng điều quan trọng nhất chính là điều gì sẽ xảy ra sau cãi vã.

Nếu căng thẳng kéo dài nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần, trẻ nhận thấy điều đó và chịu đựng. Ngược lại, nếu thấy cha mẹ làm lành, chúng vô cùng hạnh phúc và điều đó rất quan trọng: một cuộc cãi vã có thể có tác động tích cực lên con cái nếu chúng hiểu rằng sau đó là sự giải hòa.

Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc dạy con cái cách tha thứ, dung hòa, hoà giải. Trẻ sẽ hiểu rằng không phải cứ cãi nhau là dẫn đến thù hận, chiến tranh hay ly dị từ chính mối quan hệ của bố mẹ.

Cha mẹ cãi nhau trước mặt con và sau đó âm thầm làm lành, không để con cái nhận thấy các giai đoạn của giải hòa thì thật đáng tiếc. Tốt nhất nên nói cho con về điều đó, giải thích nguyên nhân. Như thế sẽ giúp trẻ biết cách hòa giải với bạn bè và sau này là với chính bạn đời của mình.

Hòa giải sau cãi vã là một nghệ thuật, tốt nhất nên diễn ra ngay sau khi “chiến tranh” tạm ngưng, tránh kéo dài chuyển sang chiến tranh lạnh, khiến không khí gia đình nặng nề.

Hòa giải được thể hiện ra bên ngoài có tác dục giáo dục tốt. Chính vì thế các bậc cha mẹ không nên sợ cãi nhau nếu biết cách làm lành. Bạn sẽ học được điều gì đó vô cùng quý báu từ những gì bạn quan sát thấy trong cuộc sống.

Nhiều bậc cha mẹ muốn bao bọc con cái bằng mọi giá, chính là chỉ cho chúng thấy hình ảnh giả tạo của hiện thực. Vậy tốt hơn là dạy chúng quan sát và nếu có thể là vượt qua các xung đột.

Cãi nhau luôn khó chịu, gây lo lắng nhưng hòa giải lại rất tốt. Đối với một đứa trẻ, nếu thấy một sự bất hòa được giải quyết có thể đem đến một hạnh phúc cao hơn, giàu giá trị giáo dục. Sau này, trẻ sẽ không cảm thấy sự hãi trước bất kỳ một xung đột nào, biết cách giải quyết tốt nhất để thoát ra khỏi tình huống đó.

Nhưng không ít người lớn sử dụng con trẻ như một nhân chứng, trọng tài hay khán giả, để sau đó áp đặt lựa chọn cho chúng. Đó chính là cách dồn trẻ vào bước đường cùng, buộc phải lựa chọn đứng về phe ai, khiến con tim trẻ tan vỡ.

Thuốc giải cho các xung đột chính là thể hiện cho trẻ thấy bố mẹ vẫn yêu nhau khi mọi việc ổn thoả, nhờ những cử chỉ, lời nói hay quan tâm. Điều đáng nói nhất chính là số lượng cãi vã, cán cân giữa tích cực và tiêu cực, và cuối cùng các yếu tố tích cực chiến thắng.

Những tiếng kêu gào, hò hét, tức giận cũng nguy hiểm đối với trẻ, điều đó khắc sâu vào tâm khảm chúng ý nghĩ cha mẹ căm thù nhau.

Quản lý cãi vã

Một ngày dài với những áp lực công việc, cuộc sống khiến chúng ta căng thẳng nên cần xả stress, và vô tình người gần gũi nhất chịu trận đầu tiên chính là bạn đời.

Ở liều lượng nhỏ, cãi vã là nhiệt kế đo sức khoẻ của cuộc sống gia đình, bởi vì nó có tác dụng giúp mỗi người bày tỏ ý kiến, tuy hai nhưng là một và tuy một nhưng vẫn là hai. Nó tồn tại đánh dấu sự khác biệt giữa hai thực thể và sự khác nhau đó là không thể thiếu trong mỗi gia đình.

Cãi vã sử dụng ngôn từ, phá vỡ sự hợp nhất và nếu đi quá xa có thể dẫn đến chia tay. Chính vì thế các chuyên gia tư vấn khuyên rằng để gia đình yên ấm, cần phải chấp nhận sự khác biệt.

Nhiều người còn cho rằng cãi vã kích hoạt đời sống lứa đôi, bởi sau cãi vã thường có các thoả thuận, thúc đẩy đời sống gia đình tiến lên. Tuy nhiên, cần phải có những nhượng bộ, nhận biết được đâu là sự thật trong lời nói của người khác.

Cãi vã dạy chúng ta cách thương lượng để hoà giải, từ bỏ một chút cái tôi, đó cũng là dấu hiệu của sự chín chắn.

Ngọc Nhàn

Theo Ta Santé


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1951 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm