Một trong những khía cạnh quan trọng trong giao tiếp vợ chồng đó là lắng nghe. Dưới đây là một vài “chiêu” giúp bạn lắng nghe người đối diện một cách dễ dàng hơn.
Khi một mối quan hệ gần đến độ rạn nứt, một trong những keo gắn kết đó là giao tiếp. Nếu hai người không thể giao tiếp với nhau thì điều đó cũng đồng nghĩa mối quan hệ không thể cứu vãn được nữa. Nhưng giao tiếp không chỉ là nói mà còn phải biết lắng nghe.
1. Lắng nghe một cách tập trung
Khi bạn đời của bạn muốn nói chuyện, bạn nên bỏ hết mọi thứ ra khỏi tâm chí và phải thực sự nhập tâm vào cuộc nói chuyện. Bạn không thể lắng nghe bạn nếu bạn vừa nghe chuyện vừa nghĩ về những thứ khác.
2. Lắng nghe và để ý thực tế
Nhưng nếu bạn thực sự muốn mối quan hệ vợ chồng được kéo dài và bền vững, bạn cần biết lắng nghe đúng cách, nghĩa là bạn lắng nghe đối tác và nhìn nhận thực tế xem liệu mình sai chỗ nào và cần sửa chỗ nào. Bạn không nên quá hiếu thắng trong những cuộc giao tiếp tranh luận vợ chồng vì điều đó không những không làm bạn “thắng” mà chắc chắn sẽ làm bạn “thua” trong mắt người bạn đời.
3. Nhìn thẳng vào mắt khi nói chuyện và lắng nghe
Bạn đã bao giờ nói chuyện với ai mà người đó tránh không nhìn thẳng vào mắt bạn chưa? Lúc đó bạn có nhận xét thế nào về người đó?
Nhìn thẳng vào mắt người đối diện trình bày quan điểm, để bộc lộ thông điệp là một trong những cách giúp bạn dễ dàng cuốn hút người đó vào câu chuyện, làm cho người đó tập trung hơn vào câu chuyện của bạn và lắng nghe nhiều hơn. Ngoài ra đây cũng là cách bạn thể hiện sự tự tin của bản thân mình.
4. Để ý cảm xúc ẩn sau lời nói của đối phương
Thông thường, khi đề cập đến một vấn đề gì đó, đặc biệt là những vấn đề tế nhị, đối phương sẽ không nói chính xác rõ ràng họ đang nghĩ gì mà thường có ý để bạn phán đoán hoặc tự tìm hiểu.
Bằng cách hiểu cảm xúc ẩn sau lời nói của đối phương, thông qua ngôn ngữ cơ thể của họ, cách nói chuyện, ánh mắt… bạn sẽ nhận được một số thông tin rất hữu ích giúp đôi tai bạn hoàn thiện hơn việc lắng nghe.
5. Hiểu bạn đời
Hiều bạn đời có hai tác dụng rõ rệt đó là: Thứ nhất, bạn có thể biết được những thông tin nào nên truyền lại cho đối phương và những thông tin nào nên giữ lại. Thứ hai, làm cho đối phương cảm thấy dễ chịu nếu bạn đề cập vấn đề có liên quan đến chủ đề họ yêu thích.
6. Giữ bình tĩnh
Lắng nghe đúng cách là bạn phải luôn tâm niệm quan điểm “một điều nhịn, chín điều lành”. Khi đối phương đang tức giận, bạn có thể “được” nghe những điều bạn không thích, những điều khiến bạn thấy khó chịu, nhưng đừng nên phản hồi hay đáp trả lại ngay mà hãy để thính giác của bạn được tĩnh lặng lắng nghe và suy ngẫm.