Học tranh cãi trong hôn nhân

Không nên lầm tưởng rằng một cuộc hôn nhân mỹ mãn tức là vợ chồng không bao giờ cãi nhau.

Trên thực tế, cãi nhau cũng cần phải có học vấn, hãy cũng khám phá điều bí mật đó. vợ chồng không chỉ khác nhau về giới tính mà còn có những điểm khác biệt về tính cách, quan niệm và thói quen. Khi yêu mỗi người đều có cơ hội để che giấu những điểm khác biệt đó; thế nhưng khi đã bước vào cuộc sống hôn nhân, sớm tối bên nhau, thường xuyên va chạm thì dù ít dù nhiều cũng không tránh khỏi có những lúc mâu thuẫn, bất đồng. Đó là điều hết sức bình thường, không có gì đáng ngạc nhiên, cũng không nên cho rằng có mâu thuẫn tức là hai người không hợp nhau. Trên thực tế, đôi bên nên nhìn nhận việc tranh cãi từ góc độ tích cực. Những người “biết” cãi nhau (tức hiểu rõ nguyên tắc khi cãi nhau) thì tình cảm giữa hai người sẽ ngày càng tốt đẹp mà số lần cãi nhau sẽ càng ngày càng ít. 1. Tranh cãi là vấn đề “góc độ”, “quan điểm” chứ không phải vấn đề “đúng sai”.

Nguyên nhân khiến vợ chồng cãi nhau thường là do nghĩ rằng sự việc chỉ có một đáp án duy nhất. tâm lý của người tham gia vào cuộc tranh cãi chỉ là để khẳng định “Việc này nhất định là tôi đúng, anh sai”. Thế nhưng vấn đề là ở chỗ cả hai người đều nghĩ như vậy vì thế mà cãi nhau không dứt.

Trên thực tế không có bất cứ một đáp án cố định nào cho những vấn đề tranh cãi hay bất hoà trong gia đình bởi trong mỗi cuộc tranh cãi đều thuần tuý là vấn đề quan điểm chứ không phải vấn đề đúng sai. Những người biết cãi nhau là những người cố gắng lĩnh hội ý kiến thực sự của đối phương hoặc đi so sánh sự khác biệt về quan điểm của hai người. Ngược lại những người không biết cãi nhau sẽ lại cực lực tìm cách bác bỏ ý kiến của đối phương để chứng minh rằng mình đúng khiến cho đôi bên đều chịu thua thiệt.

2. vợ chồng cãi nhau nên nói đến cái tình chứ đừng nói lý

Thông thường đặc trưng của tranh cãi là cãi lý vì thế khi cãi nhau đôi bên thường có tâm lý ra sức tìm ra lỗi về ngôn ngữ và logic của đối phương, và chỉ chăm chăm nhằm vào những lỗi đó khiến đối phương không thể nào chống đỡ nổi. Thế nhưng cãi lý sẽ làm tổn thương đến tình cảm. Vì thế khi cãi nhau, vợ chồng nên xử sự sao cho có tình, điều này còn mang tính xây dựng hơn nhiều so với việc áp dụng phương pháp phân tích và biện luận trong khi tranh cãi.

3. Không bao giờ cãi nhau trước mặt người thứ 3

Vì muốn chứng minh mình là đúng, những người trong cuộc thường hay tìm đến người thứ 3 để kể lể với hy vọng người khác sẽ ủng hộ mình; không những thế, họ còn không ngừng chỉ ra những cái không phải của đối phương để mong nhận được sự đồng tình của càng nhiều người ngoài cuộc. Thói quen này sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến tình cảm vợ chồng vì thế các cặp vợ chồng nên hết sức tránh nếu không người bị hại lại chính là bản thân mình.

Những người biết tranh cãi là những người chỉ muốn hai vợ chồng đối mặt cùng nhau giải quyết xung đột, không thích tranh cãi trước mặt bố mẹ, bạn bè hay đồng nghiệp.

vợ chồng cãi nhau dù ai thắng ai thua thì trên thực tế cũng không có khái niệm người thắng cuộc mà cả hai đều là kẻ bại trận. Nếu bất đắc dĩ phải cãi nhau thì cũng chỉ nên dừng ở một điểm nào đó, đừng bao giờ cố gắng để thắng trong trận “đấu khẩu” này.


Theo kết quả nghiên cứu của Abused Wives (chuyên gia người Mỹ) về phụ nữ bị ngược đãi thì đặc trưng chung của những người phụ nữ hay bị chồng đánh là họ luôn là người chiến thắng trong cuộc chiến bằng miệng với các đức ông chồng. Các ông chồng không thể giành chiến thắng về mặt ngôn ngữ đành phải dùng nắm đấm để đòi lại.

Người biết cãi nhau là người luôn biết chừa đường rút cho đối phương trong khi người không biết cãi nhau lại luôn muốn ép đối phương đến đường cùng.

4. Nói rõ chân tướng sự việc, không làm mình làm mẩy thái quá

Cãi nhau bao giờ cũng có nguyên nhân. Người biết cãi nhau sẽ tập trung vào việc nói rõ sự việc để giúp đối phương hiểu rõ được tình hình và mong muốn của mình. Ngược lại, người không biết cãi nhau lại thích làm mình làm mẩy một cách thái quá để thể hiện rằng mình đang tức giận vì thế họ thường dùng những hình dung từ cực đoan, quá trớn để chọc giận đối phương.

5. Dũng cảm nhận sai trước

Cãi nhau là mâu thuẫn do bất đồng quan điểm vì thế những người chín chắn sẽ luôn tìm mọi cách để tránh cãi nhau. Phương pháp tốt nhất để không xảy ra những trận đấu khẩu chính là thừa nhận ý kiến của đối phương, cho rằng ý kiến của đối phương tốt hơn của mình. Để có thể làm được điều này bạn cần phải có đủ sự tự tin, phải là người chín chắn mới làm được, điều này rất đáng được mọi người học tập.

Nhượng bộ người bạn đời của mình không phải là một sự tổn thất mà là sự thu hoạch. Tuy nhiên nếu thấy đối phương nhượng bộ trước bạn cũng đừng bao giờ nói: “Đã biết là sai mà bây giờ mới chịu thừa nhận”, ngược lại bạn càng nên khích lệ và tôn trọng người bạn đời của mình, có như thế nếu lần sau còn xảy ra tranh cãi thì đối phương sẽ càng sẵn lòng nhượng bộ.

------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1859 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm