Khi tranh cãi, người vợ thường "tung hê" tất cả khiến ông chồng không còn bình tĩnh, và một kết cục xấu sẽ xảy đến. Nếu đôi bên biết lắng nghe để hiểu suy nghĩ của nhau thì có thể giải quyết được bất đồng.
Nhiều trường hợp, người vợ giận dữ vì anh chồng một mực nhận phần thắng về mình. Thay vì chỉ trích thái độ của chồng, chị lại chỉ trích con người anh ta, điều đó sẽ khiến người chồng cảm thấy xấu hổ vì bị coi thường. Anh ta trở nên bất lực và muốn chống lại. Nếu đức ông chồng luôn phải chịu đựng sự lăng mạ của vợ thì sớm hay muộn, gia đình ấy cũng tan vỡ. Khi đó, người vợ cần phải thay đổi cư xử với chồng sao cho hài hoà.
Những cuộc cãi cọ có thể hủy hoại
hôn nhân của bạn, nhưng sự âm thầm gắng chịu còn nguy hiểm hơn nhiều. Đặc biệt "chặn họng" là hành động tự vệ cuối cùng. Người "chặn họng" chỉ muốn giữ yên lặng, rút lui khỏi cuộc trò chuyện. Trong 85% các cuộc
hôn nhân được các nhà
tâm lý học nghiên cứu, chồng thường là người chặn đứng những lời chỉ trích của vợ. Thói quen "chặn họng" sẽ phá hoại mối quan hệ
vợ chồng vì nó làm mất khả năng hoà giải những vấn đề mâu thuẫn.
Đối với người chồng, nên hiểu rằng, khi vợ cằn nhằn tức là cô ấy chứng tỏ
tình yêu dành cho chồng, cô ấy muốn bạn hoàn hảo hơn. Hãy cố gắng tìm cách kiềm chế, bởi lẽ sự giận dữ của người vợ không đồng nghĩa với sự tấn công vào bản thân bạn.
Cảm xúc ấy của người vợ chỉ đơn giản là để giải toả trạng thái căng thẳng. Đừng bao giờ kết thúc cuộc tranh luận bằng cách sớm đưa ra giải pháp. Với
phụ nữ, người chồng hiểu được cảm xúc của họ quan trọng hơn là sự đồng ý của anh ta. Khi người vợ thấy quan điểm của mình được tiếp thu thì cơn bực bội sẽ lập tức biến mất.
Điều chị em tối kỵ là khi nổi nóng, ông chồng luôn thượng cẳng chân, hạ cẳng tay. Hành động đó biểu hiện sự thô lỗ, cục súc thiếu văn hoá trong quan hệ
vợ chồng mà không dễ gì người vợ có thể bỏ qua khi đã hoà hợp trở lại. Vì vậy, cho dù có nóng giận đếu đâu, điều đầu tiên các ông chồng cần nhớ là: hãy kiềm chế, đừng bao giờ đánh vợ, dù chỉ là một cái tát nhẹ.
Về phía người vợ, nhiều chị thường quá lời trong lúc phàn nàn. Thay vì những lời lẽ không hay đó, nên thẳng thắn chỉ ra những việc làm chưa vừa ý của chồng, phân thích rõ nguyên nhân gây bực mình, đừng chuyện nọ xọ chuyện kia khiến chồng càng thêm tức giận. Không nên dùng những lời lẽ xúc phạm đến danh dự của chồng. Đối với đàn ông, mất danh dự là mất tất cả.
Một trong những thói quen không tốt của
phụ nữ là nói nhiều. Khi vấn đề đã được giải quyết thì chị em không nên "nói dai, nói dài, nói mãi" gây ức chế cho đàn ông. Điều đó quả là không có lợi.
Cả hai người nên để cho bạn đời có cơ hội nói lên suy nghĩ, quan điểm của mình. Không lôi vào cuộc những chuyện đã qua hoặc những chuyện không liên quan đến đề tài đang thảo luận. Bởi như thế khác nào "đổ thêm dầu vào lửa". Gắng giữ bình tĩnh, nếu có dấu hiệu căng thẳng hãy để chúng qua đi rồi tranh luận tiếp.
Tập trung vào nội dung chính. Hướng tới cách giải quyết chung. Sẵn sàng nhận lỗi lầm nếu thấy mình sai trái. Sự căng thẳng rất không hay, nên nhớ "già néo đứt dây" tránh cho cuộc cãi cọ vượt ra ngoài giới hạn.
------------------------------
------------------------------