Vấn đề #1:
Bố mẹ chồng/vợ tôi can thiệp quá sâu vào đời sống vợ chồng tôi
Bạn sống cùng nhà, chung tài khoản ngân hàng, và dùng chung xà phòng, nhưng bố mẹ chồng/vợ bạn (thậm chí có thể có bố mẹ ruột bạn) có thể không nhận ra rằng một gia đình mới cần không gian để phát triển. Bố mẹ luôn luôn coi con cái họ như một gia đình lớn cùng đôi vợ chồng mới. Và chính tình hình đó dẫn đến mong chờ rằng bạn sẽ đón chào bố mẹ khi họ đến không báo trước vào 10:00 sáng thứ bẩy hoặc bạn sẽ đi du lịch cùng họ tới Colonial Williamsburg vào ngày mùng 4 tháng 7.
Giải thoát:
Tạo ranh giới:
Thậm chí vợ chồng bạn sống hạnh phúc nhưng có thể có rất nhiều mối băn khoăn ngăn cách ở đây. Vợ/chồng bạn cảm thấy vụng về khi đặt giới hạn với người thân của anh/cô ấy, và khi họ cảm thấy bị quên lãng, họ đổ lỗi. Lúc đó bạn vừa cần tạo ranh giới vừa giải thích rõ ràng cho họ. Cố gắng hạn chế ăn tối cùng chỉ 1 tháng 1 lần, đi nghỉ cuối tuần dài ngày 1 năm 1 lần, và cuối tuần gọi điện cho một người.
Việc Vợ/chồng bạn yêu cầu bố mẹ cô/anh ấy diễn đạt tình hình này là mới đối với mọi người: với họ, với vợ chồng bạn, và với bậc làm cha mẹ khác. Giải thích rằng bạn cần bắt đầu cuộc hôn nhân của mình, điều đó có nghĩa là dành thời gian bên nhau hoặc cùng bạn bè. Để họ biết bạn yêu họ và dựa vào họ và họ không bị quên lãng khỏi cuộc sống của bạn-chỉ là bạn cần học cách phụ thuộc vào nhau, hơn là vào người thân của bạn. Sẽ rất khó khăn để bố mẹ bỏ mặc, đặc biệt nếu vợ/chồng bạn là con một. Để cha mẹ biết tình hình sẽ tiến triển tự nhiên theo thời gian. Giữ liên lạc với họ hàng tuần bằng email hoặc điện thoại để họ không nóng lòng xuất hiện vào tuần tới trong suốt kỳ picnic lãng mạn của bạn.
Vấn đề #2:
hôn nhân bất ngờ dường như không vui vẻ như lúc hò hẹn
Tâm trạng của bạn hiện giờ là thoải mái và thân thiện, và điều đó rất tuyệt, nhưng nó cũng mang lại cho bạn cảm giác như tia sáng đã tắt. Về cơ bản, điều ngạc nhiên duy nhất trong cuộc sống của bạn là khi vợ/chồng để khăn tắm ướt lên giường, bực bội khi đi làm về, hoặc không đóng nắp bình dưa muối đủ chặt. Giờ bạn ở cùng nhau bẩy ngày một tuần, bạn có thể không lo lắng về việc tạo ấn tượng với người khác nhiều, và cuộc sống thực tế dường như nhàm chán. Điều gì đã xảy ra khi nhìn nhau đắm đuối hàng giờ trong quán cà phê lãng mạn đèn mờ?
Giải thoát:
Sắp xếp thời gian
Cuộc sống cùng nhau trước kia luôn luôn được lên kế hoạch – như hò hẹn và đám cưới. Giờ bạn ngồi cùng nhau trên ghế đi văng xem TV 24h/24h. Thỉnh thoảng điều đó cũng thú vị nhưng bạn cũng cần có những kế hoạch “thời gian bên nhau” năng động ngoài việc xem TV. Cũng tốt nếu quay sang vợ/chồng, nhìn say đắm vào mắt anh/cô ấy và nói “Dù chúng mình sống cùng nhau nhưng em/anh vẫn nhớ anh/em và muốn chúng ta có những giây phút đáng nhớ hơn nữa” Sau đó gợi ý một vài ý kiến vì chúng không phải lạ lùng và đắt tiền. Mỗi tuần mỗi người sẽ nhen lại sự lãng mạn. Thuê xe đạp đi dạo quanh thị trấn vào chiều chủ nhật. Thăm lại nơi bạn ngỏ lời yêu. Ăn sáng tại giường. Đối với những thói quen giới tính hãy làm nó trở nên hài hước. Nếu chúng thực sự làm khó bạn, hãy tạo ra mật mã với vợ/chồng bạn để anh/cô ấy hiểu, nói, kem đánh răng trong bồn cần được lau sạch.
Vấn đề #3:
Tôi nghĩ sau khi cưới vợ/chồng tôi sẽ thay đổi, nhưng điều đó không xảy ra
Mọi người đều muốn làm hài lòng vợ/chồng mình. Khi bạn đang trong thời kỳ hò hẹn, những thói quen gây ít khó chịu có thể cho qua bởi sức mạnh của tình yêu. Chắc chắn là cô ấy không nói “Chúa phù hộ cho anh” khi bạn hắt hơi, hay anh ấy tiêu tốn hơi nhiều tiền vào chiếc xe nhưng chúng ta luôn luôn nghĩ rằng điều đó một ngày nào đó sẽ khác đi. Ý tưởng của hôn nhân - một cam kết vững chắc có thể làm bạn cảm thấy anh/cô ấy luôn luôn muốn làm bạn hài lòng hơn nữa(anh ấy cũng vậy và ngược lại) và cuối cùng bạn có thể cải tạo chồng/vợ bạn thành người bạn muốn. Anh/cô ấy buộc phải tuân theo, đúng không? Có thể không.
Giải thoát:
Xem lại những thay đổi đó
Bạn có thể yêu cầu chồng/vợ bạn thay đổi nhưng nhận thấy rằng nó tình cờ lại giống như mẹ - và bạn không phải là mẹ của anh ấy.Anh ấy có thể vẫn cần lời chỉ huy như mẹ nhưng sẽ tìm cách nói bạn muốn gì (nếu thực sự bạn cần nó) vì vậy nghe có vẻ chân thành và ít cằn nhằn. Hãy đối mặt với tình huống đó trước khi bạn quá chán nản và nói theo cách “ Tôi sẽ khuất phục nếu như anh khuất phục”. Nếu bạn không thể bỏ qua hãy xin một đặc ân. Mở đầu là “Có một điều tôi muốn hỏi anh.”
Một số hành vi cần phải được thay đổi, như việc tiêu tiền. Bạn có ý nghĩ khác về việc tiêu và tiết kiệm tiền và điều đó sẽ không thay đổi bằng cách yêu cầu cô ấy bỏ thói quen đổi điện thoại 6 tháng 1 lần. Trong trường hợp này, bạn cần có kế hoạch chung, cùng nhau tiến hành chứ không để người này bắt buộc người kia.
Vấn đề #4:
Vợ/chồng tôi nghĩ đến “cái tôi” hơn “cái chúng ta”
Trước đây cô ấy không bao giờ quan tâm bạn đi nghỉ với bạn bè như thế nào, nhưng bây giờ bỗng nhiên cô ây ghi vào ngân sách chuyến đi nghỉ cuối tuần Miami thường niên của bạn. Tại sao cô ấy lại điên như vậy?
Anh ấy không bao giờ để tâm tới việc chọn màu nhưng giờ anh ấy khăng khăng giường ngủ phải là màu xanh hoa xa cúc lam. Khi nào anh ấy đã trở thành một diva gia đình?
Giải thoát:
Luôn luôn xem xét tình cảm của vợ/chồng
Dù là vấn đề lớn hay nhỏ, sau khi kết hôn cũng cần giữ lại đặc điểm của chính mình (điều này hơi khó đối với người vợ đã thay đổi họ). Điều đó không có nghĩa là các bạn không yêu nhau nữa hay không muốn lấy nhau, mà bạn chỉ cần quen với việc quan tâm đến bản thân và có sự lựa chọn riêng của mình. Chồng bạn có thể không thực sự quan tâm đến màu sắc của bất ký căn phòng nào, và trong khi vợ bạn muốn được đi cùng bạn trong chuyến đi tuyệt vời đó, cô ấy có thể muốn bạn đi và được vui vẻ.
Chung quy lại là: Mỗi người đều muốn tham gia vào việc quyết định. Khi chuyến đi lớn đến, ngay lập tức gọi cho chồng/vợ bạn thay hãng hàng không, và đi quá ngày và dự toán số tiền bạn sẽ chi tiêu. Khi vấn đề quyết định gia đình nảy sinh, hỏi ý kiến sáng tạo trước khi mang hộp sơn về nhà.
Giờ bạn là một phần của đội chơi và cần đối xử với chồng/vợ mình như một cầu thủ bình đẳng. Bạn cần được chuẩn bị cho kế hoạch của mình nhưng hy vọng là bạn có thể nói lên điểm lợi và hại của tình huống đi đến kết luận, và thậm chí học điều gì đó từ ý kiến của người kia.
Làm việc như một đội đầu tiên sẽ rất khó, nhưng sẽ trôi chảy hơn nếu các bạn tôn trọng nhau. Và bạn có thể sơn phòng ngủ và toàn bộ căn nhà bất cứ màu nào bạn muốn.
Vấn đề #5:
Chúng tôi yêu nhau nhưng cãi nhau rất nhiều
Cùng với chiếc váy cưới trắng đó là trách nhiệm phải lo, và phụ thuộc vào người khác. Ai nghĩ rằng đồ sứ nhỏ gây ra tranh cãi? Giờ thì cả hành động và tầm nhìn của bạn ( ý kiến của chính bạn dù sai hay đúng) ảnh hưởng đến nhau, cãi nhau là điều khó tránh khỏi. Nhưng bạn sợ cãi nhau đồng nghĩa với việc ly dị.
Giải thoát:
Tranh cãi có tính chất xây dựng
Bạn có thể không gặp rắc rối. Tranh cãi là lành mành miễn là dẫn đến giải quyết được vấn đề và giúp bạn học được cách quản lý sự khác biệt của mình tốt hơn trong tương lai. Người chồng/vợ không nên lúc nào cũng từ bỏ hoặc kết thúc tranh cãi. Mục đích thông thường nên là giải quyết được tình hình. Cãi nhau vặt liên miên không đi đến đâu chỉ thiệt thòi mà thôi, nhưng việc tranh cãi lại tốt hơn giữ mối lo trong lòng và trở nên bực bội. Quan trọng là dùng tranh cãi để tìm ra cách giải quyết làm hài lòng cả đôi bên.
Một cuộc tranh cãi xảy ra sau đó, ngoài pháp luật có tên kêu gọi và nguyền rủa. Cũng tốt thôi nếu bạn cao giọng nhưng đừng để mọi thứ leo thang thành một trận cãi vã la hét. Mỗi người nên đại diện cho chính mình sau đó kiếm cách đứng giữa hai bên. Giải thích cụm từ “Tôi cảm thấy”; đại loại như “Anh làm tổn thương tôi khi anh trêu trọc tôi trước mặt bạn bè.” Và sau đó quay lại với lý do tại sao. Không bao giờ đổ lỗi, tuyên bố thẳng thửng hoặc chỉ tay. Ví dụ, tránh câu “Anh không bao giờ bênh vực tôi!” hoặc “Anh luôn làm mọi thứ rối tung lên!”. Một khi bạn nói có lý, việc giải quyết sẽ dễ dàng hơn. Luôn luôn trao đổi! Nếu như tranh cãi gây khó chịu và dường như không bao giờ chấm dứt, thì có lẽ đã đến lúc xem xét lời khuyên cho một hoặc cả hai bạn. Đừng coi nó lại sợi rơm cuối cùng mà nó là cách hữu hiệu để giúp cuộc hôn nhân của bạn bền vững.
Có câu nói nổi tiếng rằng, hôn nhân hoàn hảo chỉ tồn tại giữa một cặp đôi điếc và mù, bởi người chồng điếc sẽ không thể nghe thấy những lời chì chiết của vợ anh ta, còn người vợ mù thì không nhìn được những thiếu sót của chồng cô ấy.
Nói vậy để hiểu rằng, không thể có một cuộc hôn nhân hoàn hảo. Và trong mối quan hệ trăm năm này, chắc chắn sẽ có những lúc cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt. Dưới đây là 5 gợi ý đảm bảo cho hôn nhân luôn hạnh phúc:
Độc lập
Đôi lúc, bạn quên mất sự khác biệt giữa hai người bởi vì cả hai đã ở bên nhau quá lâu. Đừng đánh mất bản sắc riêng bởi đó chính là điều hấp dẫn bạn và chồng/vợ bạn ngày còn yêu nhau. Hãy tìm những mối quan tâm khác và khuyến khích một nửa của bạn làm như thế.
Không bao giờ được nổi giận cùng lúc
Khi bạn giận dữ, bạn chẳng còn nghe thấy gì khác và cũng không quan tâm gì khác. Nếu bạn thấy cả hai đang giận dữ, hãy cố gắng giữ chút khoảng cách. Hãy bình tĩnh, hạ nhiệt. Sau đó tìm cách nói chuyện thẳng thắn về vấn đề và lắng nghe quan điểm, ý kiến của nhau.
Thà bỏ quên cả thế giới còn hơn là bỏ quên người bạn đời của bạn. Và nhớ là đừng bao giờ đi ngủ khi chưa giải quyết được tranh cãi. Quan trọng nhất là, đừng bao giờ hét vào mặt nhau trừ khi có cháy nhà.
Nếu bạn không đồng ý, hãy thể hiện một cách nhẹ nhàng
Cuộc sống gia đình luôn nảy sinh rất nhiều vấn đề khó khăn, và không phải lúc nào bạn và chồng/vợ bạn cũng có chung quan điểm. Tranh luận là điều tất yếu. Tuy nhiên, đừng biến những luận điểm của bạn trở thành những lời chỉ trích dành chovợ của bạn. Vấn đề không phải là ai đúng hay sai. Hãy luôn ghi nhớ rằng một cuộc tranh luận không cần phải có người thắng, kẻ thua.
Chớ bới móc lỗi lầm trong quá khứ
Dù có những chuyện không hay xảy đến, bạn chớ vì thế mà “tiện tay” lôi hết những lỗi lầm trong quá khứ của chồng/vợ mình lên. Đừng để quá khứ khiến bạn quên hết những điều tuyệt vời bạn đang có và đang chờ bạn ở phía trước trong mối quan hệ trăm năm này.
Ít nhất một lần mỗi ngày, hãy nói một câu ý nghĩa hoặc một lời khen dành cho một nửa của bạn.
Khi một cặp vợ chồng luôn ở bên nhau, họ thường quên mất khái niệm về sự nhã nhặn. “Đổ rác đi! Giặt giũ đi!”, có phải là có gì đó còn thiếu trong những câu nói đó? Có lẽ nên đặt thêm những từ như “anh ơi”, “em ơi”, “anh giúp em…” vào mỗi câu nếu bạn thực sự muốn mang lại cảm giác ấm áp, nhẹ nhàng.
Thường xuyên thể hiện rằng cả hai quan tâm đến nhau sẽ giúp cho mối quan hệ luôn tươi mới. Hãy tìm kiếm những điều sẽ giúp cho một nửa của bạn cảm thấy rằng họ đang được trân trọng.