Do não bộ của hai phái có cấu trúc hơi khác nhau nên cách tiếp cận vấn đề, nhìn ra mấu chốt và giải quyết chúng cũng có phần khác nhau. phụ nữ thường có khuynh hướng có cách giải quyết “nương theo tình hình” và khá sáng tạo, còn đàn ông thì thích giải quyết theo cách “dứt điểm Gọn gàng cho xong”. Bạn có thấy khi trong nhà có vật gì hư là mấy ông xã thường bảo: “Thôi bỏ đi, mua ngay thứ khác về thay thế cho khỏe!”, còn bà vợ thì cố thuyết phục thằng con lớn “Đừng nghe lời bố, ráng sửa lại đi con, vì còn dùng được cơ mà”. phụ nữ thích giải quyết vấn đề chung với các phụ nữ khác, còn đàn ông thì muốn chứng tỏ mình... hơn mấy tay khác. Cho nên đàn ông thường có khuynh hướng muốn giải quyết mọi chuyện một mình. Tính cạnh tranh để sinh tồn hình như ăn vào máu huyết đàn ông mạnh mẽ hơn đàn bà, nên khi đàn bà thưởng có khuynh hướng tìm sự giúp đỡ ở người khác, thậm chí họ còn thích làm như thế, thì mấy ông lại hơi nghi kỵ... thằng cha hàng xóm trong việc sửa chung lại cái hàng rào. phụ nữ thường... dai hơn và hay vờn tới vờn lui một ý kiến, một đề xuất, một cản trở hay một vấn đề. Còn đàn ông thì đi ngay vào vấn đề, phân tích ngay lập tức cốt cái lõi của sự việc. Vì thế phụ nữ xử lý mọi chuyện theo bản năng, theo một dạng “giác quan thứ sáu” nhẹ nhàng còn đàn ông thì chỉ có lý trí nhanh gọn, sắc bén... Vậy sự khác biệt này là rào cản cho sự hòa hợp của hai giới? Sẽ luôn tồn tại mâu thuẫn mà không thể có chỗ dung hoà? Không hẳn như vậy! Qua nghiên cứu những cặp vợ chồng hoà hợp, các nhà tâm lý hôn nhân và gia đình chỉ ra rằng, giải đáp tuyệt hảo nhất là tổng hợp từ“chùm giác quan trực nhận” từ bên trong của phụ nữ để giải quyết các vấn đề. Nhưng trực quan không thôi thì không đủ, cần phải phối hợp với ưu điểm của phái mạnh là quan sát một cách công bằng các sự kiện khách quan, không cho thành kiến cá nhân hay sự phán đoán vội vã chen vào. Từ đó, sẽ có các giải pháp để giải quyết vấn đề một cách tối ưu. Theo Như Maigia đình