Tàn cuộc, chị vợ nằm nghiêng mặt, cũng thương, nhưng tức vẫn nhiều hơn. Ước muốn duy nhất lúc này là co cẳng đạp một đạp rồi bỏ đi. Anh chồng thì ngồi cúi đầu đăm chiêu, cũng buồn, nhưng tức thì vẫn nhiều hơn. Ước muốn duy nhất là chị vợ... biến đi cho anh đỡ xấu hổ. Nói tàn cuộc nhưng "cuộc" đã bắt đầu đâu mà bảo "tàn".
Không phải một mình anh chồng này bị chứng rối loạn cương dương ám ảnh. Trên thế giới có cả mấy trăm triệu quý ông chia sẻ nỗi đau cờ đến tay mà không phất nổi như anh. Mà cũng không thiếu gì người như anh, công danh sự nghiệp càng phất thì hạnh phúc gia đình càng tuột khỏi tầm tay.
Đàn ông ít khi nói lời xin lỗi với
phụ nữ, trừ khi anh ta là người tri thức. Thế nên, cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi có đến 80% các ông có biểu hiện rối loạn cương dương là doanh nhân và lao động trí óc, vì hầu hết những câu nói "anh xin lỗi" vì chuyện "ngã ngửa" đều vang lên ở thành phố.
Cánh đàn ông lao động chân tay ít khi phải "muối mặt" thốt lên câu này. Con số này càng được kiểm chứng khi có đến 90% chị em
phụ nữ ở nông thôn cảm thấy mãn nguyện với cuộc sống gối chăn. Ngược lại, lượng
phụ nữ thành thị cảm thấy "bực mình" với chồng chiếm đến 60%, chưa kể đến một tỷ lệ không nhỏ chưa dám nói thật về tình trạng cuộc sống
tình dục của mình.
Điều đáng chú ý là "khổ chủ" của "nỗi đau thầm kín" này của đàn ông ngày càng trẻ. Có đến hơn 70% những người gặp vấn đề về chuyện "lúc cần cương thì không cương" nằm trong độ tuổi 30-60, độ tuổi mà theo lý thuyết là có "năng suất lao động" cao và ổn định nhất.
Trước những con số kinh hoàng này, người ta có thể vạch mặt chỉ tên những thủ phạm đang tấn công vào đàn ông. Đó là những áp lực của cuộc sống, là
stress, là lối sống ngày càng thiếu lành mạnh, ít vận động.
Đàn ông đang yếu đi. Mà không yếu sao được khi cuộc sống là vòng quay của những dự án, những hợp đồng, những đêm trắng, những cuộc nhậu vì công việc mà hoàn toàn vắng bóng của thức ăn bổ dưỡng, hợp vệ sinh, của những giấc ngủ sâu không mộng mị, của những buổi tập luyện mồ hôi.
Vẫn biết đàn ông khổ thế! Nhưng nghĩ đi nghĩ lại thì chị vợ cũng khổ không kém. Chân tay khua khoắng đến mỏi nhừ. Miệng lưỡi cũng đã hoạt động hết công suất. Không biết bao giờ lời yêu thương lẫn
kích thích thì thầm như rót mật vào tai. Không khí đã nóng lắm rồi mà thằng cu vẫn nhất định "xìu xìu ển ển".
phụ nữ dù có bị lãnh cảm, vào cuộc mà chả có cảm giác thì vẫn có thể cắn răng mà chiều chồng. Chứ đàn ông mà đã "xìu" rồi thì... hết cách.
Năm lần bảy lượt nói "anh xin lỗi" thì thành ra thất hứa. Mà nghe xin lỗi một hai lần thôi thì còn được, chứ...
Hầu hết họ vẫn còn hiện tượng cương dương tự nhiên nhưng khi vào cuộc thì "cái ấy" không thể "chủ động" được nữa. Mà đã không chủ động được trong "
chuyện ấy" thì người đàn ông càng khó chủ động trong cuộc sống
gia đình.
Cảm giác bị thương tổn và xấu hổ, đàn ông sẽ giải quyết mọi chuyện một cách cực đoan. Nhẹ thì họ cũng tránh giao tiếp với vợ, thậm chí tự cô lập mình. Gặp được chị vợ thông cảm, hiểu biết thì còn đỡ. Chứ cũng không ít người vợ không chịu được cảnh chay tịnh bên ông chồng "có cũng như không" lại nặng lời chì chiết, bêu riếu, thậm chí "kiếm mối làm ăn khác" thì chỉ còn nước "giải tán", đường ai nấy đi cho đỡ "ê mặt".
Đổ tất cả lỗi cho đàn ông cũng tội. Cũng có trường hợp các ông bị "ngã ngựa" đột ngột, nhưng hầu hết là hiện tượng yếu dần rồi đến chết hẳn. Nhưng lại có trường hợp "ỉu" với vợ thôi chứ gặp đối tác mới mẻ hơn thì "nó" lại ngóc lên hùng dũng.
Tất nhiên là người đàn ông chân chính thì chỉ nghĩ đến vợ đến con, mà lần nào cũng "ỉu" thì rõ là mình đã lâm "trọng bệnh". Thế nên còn có thể nêu thêm một thủ phạm làm đàn ông không còn là đàn ông chính là do sự nhàm chán trong quan hệ
vợ chồng.
Đã là
vợ chồng thì
chuyện ấy cũng có khác gì chuyện ăn cơm, rửa mặt, đánh răng. Tức là cứ đến đúng giờ ấy, đúng ngày ấy, cũng không gian ấy và cũng từng đấy công đoạn không chán mới lạ.
Chả trách mà chỉ có chưa đến 10% trong số các cặp
vợ chồng đã chung chăn gối hơn 5 năm còn cảm thấy hứng thú với cuộc sống phòng the theo giờ quy định! Mà đã chán rồi thì ngán, đã ngán là trốn. Mà cũng như máy móc thôi, cái gì không hoạt động, không được bôi trơn thường xuyên ắt phải han gỉ, hỏng hóc. Đến lúc cần dùng thì chỉ có nước kêu khổ thôi.
Sức mạnh phòng the chính là một phần thể hiện cá tính của nam giới. Và đương nhiên, thiếu vắng nó là thiếu vắng cảm giác hạnh phúc, cảm giác tự tin, tự chủ, cảm giác được là chính mình. Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
tình dục, rối loạn cương dương cũng mang đến nhiều nguy cơ cho sức khoẻ của phái mày râu.
Triệu chứng rối loạn này còn thường phản ánh những bệnh khác của bệnh nhân mà chưa được phát hiện (tiểu đường, huyết áp cao, tổn thương cuộc sống, bệnh tim mạch). Tuy nhiên, nhiều người rất ngần ngại đi điều trị vì họ cho rằng đây là một "chứng bệnh khó nói", lộ ra thì "mất mặt". Cứ thế có khi bệnh nhẹ cũng thành nặng.
Theo các chuyên gia
tình dục học thì
phụ nữ nên đóng vai trò chủ chốt trong cải thiện cuộc sống
tình dục của chính họ và đối tác. Hay nói cách khác, các ông mạnh hay yếu là tuỳ thuộc vào chính các bà. Vấn đề không phải ở chỗ "được hay không" mà do thái độ phản ứng của người trong cuộc. Có khi vấn đề chưa tới mức trầm trọng nhưng vì thái độ "quá khích" của đối tác khiến cho đàn ông "nhụt hết cả chí khí".
Đã đành là đàn ông yếu nhưng thật khó để họ mở miệng nhận là mình yếu, thà im đi cho qua chuyện là hơn. Lúc này, nếu muốn níu kéo hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc
gia đình, chỉ còn cách là chị vợ hãy ghé tai chồng thì thầm "Anh ơi, hay là mình thử".
Nếu một bên mặc cảm, một bên lại e dè thì khe hở sẽ càng lúc càng được nới rộng, khoảng cách giữa hai người một thời mặn nồng ngày càng xa cách. Vấn đề là
vợ chồng phải cùng nhau chia xẻ để cải thiện cuộc sống ái ân. Trước tiên, hãy cứ phải dùng liệu pháp
tâm lý còn chuyện chữa bệnh như thế nào, dùng thuốc gì, thời gian bao lâu là chuyện sau này.
------------------------------
------------------------------