Trẻ thiếu xúc cảm dễ gặp thất bại

Nhiều bậc bố mẹ tin rằng với chỉ số IQ cao, con mình sẽ thành đạt trong học đường và cả trong tương lai. Thực ra, cảm xúc (EQ) cũng là yếu tố rất quan trọng trong sự phát triển mà thiếu nó, các năng khiếu của trẻ có thể bị thui chột.

 

"Giữa trái tim và khối óc có một mối liên hệ, biểu hiện của nó chính là trí tuệ xúc cảm, tức EQ" - Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Công Khanh, giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết. Cảm xúc chi phối mạnh mẽ hành động của con người, từ đó ảnh hưởng đến kết quả của nó. Trên thực tế không có quyết định nào của con người là thuần lý trí, luôn luôn có vai trò của cảm xúc trong đó. Chẳng hạn, nếu được "sếp' giao cho một việc mà bạn không muốn làm, bạn dễ làm một cách miễn cưỡng cho xong rồi không đoái hoài gì đến nó nữa. Nhưng nếu đó là một công việc bạn yêu thích, bạn sẽ dồn hết tâm sức cho nó nên kết quả thường rất tốt, và khi làm xong bạn cảm thấy mãn nguyện.

 

EQ cao được thể hiện ở tính kiên định, biết lắng nghe người khác và thấu hiểu họ, dũng cảm, linh hoat; còn người EQ thấp thường hay trách mắng người khác, hay chấp vặt, độc đoán, hồ nghi, chê trách, cản trở người khác... Nhờ khả năng thấu cảm, người có EQ cao thường dễ hòa nhập với mọi người, biết cư xử sao cho được cộng đồng chấp nhận và dễ thành công hơn.

 

Đối với trẻ em, EQ càng quan trọng trong quá trình phát triển của nó. Thiếu bạn bè, sống thu mình, khó hòa nhập là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thất bại học đường. Nhiều khi chỉ vì tính thích gây hấn, hay không thích chia sẻ cái mình có với bạn bè mà trẻ bị bạn trong lớp tẩy chay, từ đó việc học cũng sút đi. Trong tương lai, những trẻ EQ thấp cũng khó tạo ra các mối quan hệ tốt để phát triển sự nghiệp. Tình trạng thiếu xúc cảm còn có thể dẫn đến những chuyện tồi tệ hơn, chẳng hạn như phạm tội. Các vụ hành hạ người khác hay giết người hàng loạt là dẫn chứng của sự vô cảm.

 

Theo tiến sĩ Nguyễn Công Khanh, ở nước Anh từng xảy ra một vụ hai đứa trẻ 8-9 tuổi gây ra cái chết của một em bé. Hai trẻ này gặp em bé gần một siêu thị liền bắt đến một nơi vắng vẻ để hành hạ, sau đó trói vào đường ray cho xe lửa chạy qua. Sau đó, các nhà điều tra phát hiện các hung thủ sống trong trại trẻ mồ côi. Chúng vẫn quen bắt các con vật về "chơi", vặn chân, bẻ tay và thích thú với những tiếng kêu đau đớn của con vật. Các nhà tâm lý giải thích, do không được sống trong môi trường xúc cảm nên những trẻ này không có khả năng thấu hiểu cảm giác của người khác. Chứng kiến sự đau đớn quằn quại, trong khi trẻ khác thấy kinh sợ thì chúng lại sung sướng thích thú.

 

Tình trạng không thấu cảm này cũng gặp ở nhiều đứa trẻ có hoàn cảnh bất hạnh như mồ côi, gia đình đổ vỡ, bị bỏ rơi... Do không nhạy với tình cảm của người khác, trẻ có thể làm họ đau khổ mà không thấy hối hận hay cắn rứt. Do đó, nguy cơ phạm tội sẽ cao.

 

Làm sao để tăng chỉ số EQ?

 

Cha mẹ cần nghe con nói để hiểu điều nó đang cảm nhận, và chia sẻ với nó. Chẳng hạn, trẻ buồn vì bạn dành nhiều thời gian cho em nó, hãy bảo: "Mẹ cũng biết cảm giác khi em mình được đi chơi với bố mẹ ở công viên còn bản thân thì không". Như vậy, trẻ vừa cảm thấy được chia sẻ vừa hiểu rằng ai cũng trải qua cảm xúc này và đã vượt qua.

 

Nên giúp trẻ gọi tên cảm xúc của mình, xây dựng cho nó vốn từ vựng cảm xúc như buồn, vui, giận, lo sợ... Có thể cho trẻ xem nhiều bức ảnh diễn tả các trạng thái cảm xúc khác nhau và giải thích. Nếu trẻ thất vọng vì mất đồ chơi, đừng bảo nó là "không sao đâu, đừng khóc" mà hãy tận dụng cơ hội này dạy trẻ về các khái niệm về xúc cảm. Có thể hỏi: “Con buồn, đúng không?", và khơi gợi: "Hôm trước bạn Tí mất đồ chơi, bạn Tí cũng buồn như thế nhỉ?". Hãy hỏi nó có thích đồ chơi ấy không, tại sao, như vậy con bạn sẽ bộc lộ, miêu tả được cảm xúc của nó dưới nhiều góc độ hơn.

 

Mặt khác, nên để trẻ quan sát cảm xúc của người xung quanh, chẳng hạn như "Hôm qua bà nội vui lắm, bà cười nhiều. Tại sao bà vui? Vì cu Tí biết nhường đồ chơi cho em..." hoặc: "Cô Ba đang giận đấy, cô cau mặt và không bế nựng cu Tí nữa. Tại sao cô giận nhỉ? Vì cu Tí nghịch làm vỡ lọ hoa của cô mà không xin lỗi. Cô giận, Tí có buồn không?". Như vậy, trẻ không chỉ nhận biết cảm xúc của người khác mà còn hiểu nguồn gốc những cảm xúc đó, cũng như ảnh hưởng của cảm xúc đó đến mọi người. Từ đó, trẻ sẽ biết điều chỉnh cảm xúc, hành vi của mình - một khả năng rất cần thiết để thành công trong cuộc sống.

 

Tiến sĩ Khanh khuyên rằng, với trẻ dưới 6 tuổi, cần hạn chế tối đa sự trừng phạt (nhưng phải chỉ ra lỗi) và hào phóng, thậm chí không giới hạn lời khen, miễn là khen có lý. Với trẻ nhỏ, đừng lạm dụng lời giáo huấn vì sự nhận thức của trẻ bắt nguồn từ những hành vi cụ thể, sau đó mới dần dần rút ra quy luật điều nào nên điều nào không. Chẳng hạn, mỗi lần trẻ la hét do không bằng lòng, mọi người có thể thỏa thuận giả vờ cùng ôm đầu kêu: "Đau đầu quá" và ai bỏ về phòng nấy, không đoái hoài gì đến trẻ. Sau một số lần như vậy, trẻ sẽ hiểu hành vi trên không đem lại "lợi lộc" gì và chấm dứt. Hoặc có thể lén quay phim cảnh này và khi trẻ đã bình tĩnh thì phát lại cho cả nhà xem. Trẻ sẽ biết hành vi này không đúng, nó xấu hổ và sẽ tự điều chỉnh dần. Khi trẻ đang lên "cơn hư", mọi lời dạy dỗ hay quát mắng sẽ không đem lại hiệu quả.

 

"Không phải lời giáo huấn, mà chính sự trải nghiệm sẽ có tác dụng với trí tuệ cảm xúc của trẻ" - tiến sĩ Khanh nói. Một người cha đã tìm mọi cách khuyên con trai mình đừng lại gần ống bô xe máy, nhưng mỗi lần ông đi làm về thì cậu con 3 tuổi đều sán lại bố, phía có ống bô xe máy. Ông nghĩ ra một cách, cầm theo con búp bê nhựa và làm như vô tình áp chân nó vào ống bô xe. Chân búp bê bị chảy một vệt, nó được chìa cho cậu bé xem kèm theo lời thuyết minh của bố: "Búp bê bị chạm vào ống bô nên bỏng chân, da rách cả rồi. Nó đau rát lắm". Cậu bé rất sợ vì hiểu được bằng trực giác bỏng bô nghĩa là thế nào, từ đó cậu tránh xa nó.

 

Cũng bằng trò chơi búp bê, bố mẹ có thể dạy trẻ nhiều điều nữa về cảm xúc. Tùy từng trường hợp cụ thể, người làm cha mẹ sẽ biết nên nói với con như thế nào. Điều quan trọng là để dạy con về trí tuệ xúc cảm, bố mẹ không thể là người "vô cảm". Bạn phải cho trẻ được tắm mình vào môi trường cảm xúc, bạn nhất thiết phải dành thời gian cho con.

 

Thanh Nhàn

 


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 2068 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm