Trắc nghiệm tâm lý là gì? Vai trò của trắc nghiệm được thể hiện như thế nào trong cuộc sống? Đó là những câu hỏi và những vấn đề mà rất nhiều người quan tâm.
Trắc nghiệm tâm lý là gì?
• Phép thử đã được chuẩn hóa: nội dung, cách làm, kỹ thuật…
• Trở thành công cụ để đo lường các khía cạnh tâm lý: trí tuệ, nhân cách, thích ứng…
• Có một thang đo đối chiếu đã được chuẩn hóa hoặc một hệ thống phân loại trên những nhóm mẫu khác nhau
Chúng ta cần biết gì về trắc nghiệm tâm lý?
Vậy một phép đo như thế nào được coi là một trắc nghiệm tâm lý? Một phép đo chỉ trở thành trắc nghiệm có ý nghĩa, có khả năng ứng dụng trong thực tiễn cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
• Tính hiệu quả (validity): Đo được yếu tố tâm lý định đo. Đo đúng hiệu suất của nó trong thực tiễn (kết quả test so với hoạt động thực tiễn không khác biệt)
• Độ tin cậy (Reliability): Kết quả trắc nghiệm có tính ổn định giữa các lần đo khác nhau trên cùng một đối tượng.
• Độ phân biệt (Difference): Đo lường được các yếu tố khác biệt nhỏ nhất giữa các yếu tố tâm lý.
• Tính quy chuẩn (Standardise): Mang tính phổ biến nghĩa là sử dụng được cho quần thể người.
Một trắc nghiệm tâm lý chuẩn phải đảm bảo toàn bộ những yêu cầu trên mới được coi là một trắc nghiệm chuẩn hóa.
Vai trò của trắc nghiệm tâm lý trong cuộc sống?
Hơn một thế kỉ qua, trắc nghiệm tâm lý đã phát triển rất nhanh chóng. Nó tiến công vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống xã hội. Trắc nghiệm đã trở thành một phương tiện đánh giá và đo lường cần thiết trong một xã hội khoa học và tiến bộ. Chính vì vậy, thông qua trắc nghiệm tâm lý có thể xác định, chẩn đoán những biến đổi tâm lý bên trong con người. Có nghĩa là các hiện tượng tâm lý bên trong con người từ những cái không thể nhìn thấy, sờ mó được trở thành những hiện tượng có thể chẩn đoán được. Trắc nghiệm là một phương pháp khách quan, góp phần giúp mỗi cá nhân hiểu thêm được về bản thân mình và hiểu hơn về người khác.
Trên thế giới, trắc nghiệm được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau: chẩn đoán tâm lý, các phòng tuyển dụng lao động và các bệnh viện, phòng khám bệnh và trong một số các lĩnh vực khác. Có thể nói rằng trắc nghiệm tâm lý đã có mặt và tham gia một cách hữu dụng trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống, đặc biệt trắc nghiệm tâm lý được sử dụng nhiều trong việc đo các năng lực trí tuệ, nhân cách, khả năng và năng lực xác lập nghề nghiệp, khả năng thích ứng, do các kỹ năng xã hội.v.v.
Tuy nhiên, trắc nghiệm tâm lý cũng có một số ưu nhược điểm sau:
Ưu điểm:
· Trắc nghiệm là cách ngắn gọn nhất, nhanh nhất trong đo lường các hiện tượng tâm lý con người.
· Trắc nghiệm đảm bảo tính tiêu chuẩn hóa và độ tin cậy cao
· Sử dụng trắc nghiệm đảm bảo tính đơn giản trong kĩ thuật và trang thiết bị
· Sự biểu đạt kết quả của trắc nghiệm: dưới hình thức định lượng.
· Trắc nghiệm đảm bảo tính tiện lợi trong việc thống kê toán học
Nhược điểm
· Trắc nghiệm thường quan tâm đến kết quả thống kê mà không chú ý đến các quá trình dẫn đến kết quả đó
· Sử dụng trắc nghiệm, các đối tượng (kết quả của nghiệm thể) dễ bị đánh tráo
· Trắc nghiệm thường khó tính đến sự phát triển của các năng lực nói riêng, các đặc điểm tâm lý nói chung.
Vì vậy, trắc nghiệm tâm lý không phải là cái dùng để đo được mọi hiện tượng tâm lý. Trong nhiều trường hợp, người ta phải sử dụng nhiều biện pháp đo lường tâm lý khác để trợ giúp các trắc nghiệm tâm lý như:điều tra, đàm thoại, quan sát hoặc sử dụng nhiều trắc nghiệm khác nhau để đạt được mục đích tìm hiểu và nghiên cứu các đặc điểm tâm lý.
Trắc nghiệm tâm lý đòi hỏi gì?
Người hướng dẫn làm trắc nghiệm: Nhất thiết phải có sự huấn luyện về kĩ năng, kĩ thuật đo đạc và hiểu những nguyên lý cơ bản trong tâm lý học, giáo dục học.
Việc chọn lọc và chuẩn hóa các trắc nghiệm cũng là một vấn đề khá lớn đối với việc sử dụng và ứng dụng trắc nghiệm ở Việt Nam hiện nay vì không phải trắc nghiệm nào cũng phù hợp với các đặc điểm tâm lý, văn hóa, xã hội v.v… của người Việt Nam.
Với người sử dụng trắc nghiệm, cần lưu ý một số các điểm cụ thể sau:
· Trắc nghiệm đòi hỏi người sử dụng am hiểu các tri thức và kĩ thuật sử dụng trắc nghiệm.
· Khi tiến hành trắc nghiệm, đòi hỏi người làm trắc nghiệm sự trung thực, thẳng thắn với chính mình, kết quả trắc nghiệm mới đáng tin cậy, khách quan.
· Khi thực hiện trắc nghiệm, nghiệm thể nên phản ánh đúng tâm trạng, tình cảm, trí tuệ cuả mình tại thời điểm đo.
· Phần lớn các trắc nghiệm đều quy định rõ thời gian thực hiện, tuy nhiên để kết quả tin cậy, khách quan, yêu cầu nghiệm thể phải trả lời càng nhanh càng tốt.
· Không nên cho rằng các bài trắc nghiệm sẽ chứng tỏ tuyệt đối: nghiệm thể là giỏi, khá, kém về một lĩnh vực/ khía cạnh riêng biệt nào, mặc dù mỗi trắc nghiệm đều phản ánh một sự thật về đời sống tâm lý của nghiệm thể qua hoạt độngvà sản phẩm của nó
· Có những trắc nghiệm nếu lặp đi lặp lại nhiều lần trên một nghiệm thể, có thể xảy ra hiện tượng thích ứng trắc nghiệm, do đó, kết quả trắc nghiệm sẽ không như mong đợi.
Như vậy, trắc nghiệm tâm lý đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống, Việc xây dựng các trắc nghiệm tâm lý và thực hiện đưa nó vào đời sống là cả một quá trình “lao tâm khổ tứ” của các nhà khoa học. Việc sử dụng trắc nghiệm trong đời sống thực tế cũng chẳng đơn giản chút nào mà cũng phải tuân thủ theo một loạt các quy tắc nhất định. Tuy nhiên, vì tính chất ứng nghiệm cao của nó trong đo lường đời sống tâm lý người nên hiện nay, trắc nghiệm tâm lý đang là một trong những lĩnh vực đo lường tâm lý phát triển mạnh nhất và được ứng dụng nhiều trong cuộc sống.
(Nguồn: EQuest Path Finder)
• Phép thử đã được chuẩn hóa: nội dung, cách làm, kỹ thuật…
• Trở thành công cụ để đo lường các khía cạnh tâm lý: trí tuệ, nhân cách, thích ứng…
• Có một thang đo đối chiếu đã được chuẩn hóa hoặc một hệ thống phân loại trên những nhóm mẫu khác nhau
Chúng ta cần biết gì về trắc nghiệm tâm lý?
Vậy một phép đo như thế nào được coi là một trắc nghiệm tâm lý? Một phép đo chỉ trở thành trắc nghiệm có ý nghĩa, có khả năng ứng dụng trong thực tiễn cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
• Tính hiệu quả (validity): Đo được yếu tố tâm lý định đo. Đo đúng hiệu suất của nó trong thực tiễn (kết quả test so với hoạt động thực tiễn không khác biệt)
• Độ tin cậy (Reliability): Kết quả trắc nghiệm có tính ổn định giữa các lần đo khác nhau trên cùng một đối tượng.
• Độ phân biệt (Difference): Đo lường được các yếu tố khác biệt nhỏ nhất giữa các yếu tố tâm lý.
• Tính quy chuẩn (Standardise): Mang tính phổ biến nghĩa là sử dụng được cho quần thể người.
Một trắc nghiệm tâm lý chuẩn phải đảm bảo toàn bộ những yêu cầu trên mới được coi là một trắc nghiệm chuẩn hóa.
Vai trò của trắc nghiệm tâm lý trong cuộc sống?
Hơn một thế kỉ qua, trắc nghiệm tâm lý đã phát triển rất nhanh chóng. Nó tiến công vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống xã hội. Trắc nghiệm đã trở thành một phương tiện đánh giá và đo lường cần thiết trong một xã hội khoa học và tiến bộ. Chính vì vậy, thông qua trắc nghiệm tâm lý có thể xác định, chẩn đoán những biến đổi tâm lý bên trong con người. Có nghĩa là các hiện tượng tâm lý bên trong con người từ những cái không thể nhìn thấy, sờ mó được trở thành những hiện tượng có thể chẩn đoán được. Trắc nghiệm là một phương pháp khách quan, góp phần giúp mỗi cá nhân hiểu thêm được về bản thân mình và hiểu hơn về người khác.
Trên thế giới, trắc nghiệm được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau: chẩn đoán tâm lý, các phòng tuyển dụng lao động và các bệnh viện, phòng khám bệnh và trong một số các lĩnh vực khác. Có thể nói rằng trắc nghiệm tâm lý đã có mặt và tham gia một cách hữu dụng trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống, đặc biệt trắc nghiệm tâm lý được sử dụng nhiều trong việc đo các năng lực trí tuệ, nhân cách, khả năng và năng lực xác lập nghề nghiệp, khả năng thích ứng, do các kỹ năng xã hội.v.v.
Tuy nhiên, trắc nghiệm tâm lý cũng có một số ưu nhược điểm sau:
Ưu điểm:
· Trắc nghiệm là cách ngắn gọn nhất, nhanh nhất trong đo lường các hiện tượng tâm lý con người.
· Trắc nghiệm đảm bảo tính tiêu chuẩn hóa và độ tin cậy cao
· Sử dụng trắc nghiệm đảm bảo tính đơn giản trong kĩ thuật và trang thiết bị
· Sự biểu đạt kết quả của trắc nghiệm: dưới hình thức định lượng.
· Trắc nghiệm đảm bảo tính tiện lợi trong việc thống kê toán học
Nhược điểm
· Trắc nghiệm thường quan tâm đến kết quả thống kê mà không chú ý đến các quá trình dẫn đến kết quả đó
· Sử dụng trắc nghiệm, các đối tượng (kết quả của nghiệm thể) dễ bị đánh tráo
· Trắc nghiệm thường khó tính đến sự phát triển của các năng lực nói riêng, các đặc điểm tâm lý nói chung.
Vì vậy, trắc nghiệm tâm lý không phải là cái dùng để đo được mọi hiện tượng tâm lý. Trong nhiều trường hợp, người ta phải sử dụng nhiều biện pháp đo lường tâm lý khác để trợ giúp các trắc nghiệm tâm lý như:điều tra, đàm thoại, quan sát hoặc sử dụng nhiều trắc nghiệm khác nhau để đạt được mục đích tìm hiểu và nghiên cứu các đặc điểm tâm lý.
Trắc nghiệm tâm lý đòi hỏi gì?
Người hướng dẫn làm trắc nghiệm: Nhất thiết phải có sự huấn luyện về kĩ năng, kĩ thuật đo đạc và hiểu những nguyên lý cơ bản trong tâm lý học, giáo dục học.
Việc chọn lọc và chuẩn hóa các trắc nghiệm cũng là một vấn đề khá lớn đối với việc sử dụng và ứng dụng trắc nghiệm ở Việt Nam hiện nay vì không phải trắc nghiệm nào cũng phù hợp với các đặc điểm tâm lý, văn hóa, xã hội v.v… của người Việt Nam.
Với người sử dụng trắc nghiệm, cần lưu ý một số các điểm cụ thể sau:
· Trắc nghiệm đòi hỏi người sử dụng am hiểu các tri thức và kĩ thuật sử dụng trắc nghiệm.
· Khi tiến hành trắc nghiệm, đòi hỏi người làm trắc nghiệm sự trung thực, thẳng thắn với chính mình, kết quả trắc nghiệm mới đáng tin cậy, khách quan.
· Khi thực hiện trắc nghiệm, nghiệm thể nên phản ánh đúng tâm trạng, tình cảm, trí tuệ cuả mình tại thời điểm đo.
· Phần lớn các trắc nghiệm đều quy định rõ thời gian thực hiện, tuy nhiên để kết quả tin cậy, khách quan, yêu cầu nghiệm thể phải trả lời càng nhanh càng tốt.
· Không nên cho rằng các bài trắc nghiệm sẽ chứng tỏ tuyệt đối: nghiệm thể là giỏi, khá, kém về một lĩnh vực/ khía cạnh riêng biệt nào, mặc dù mỗi trắc nghiệm đều phản ánh một sự thật về đời sống tâm lý của nghiệm thể qua hoạt độngvà sản phẩm của nó
· Có những trắc nghiệm nếu lặp đi lặp lại nhiều lần trên một nghiệm thể, có thể xảy ra hiện tượng thích ứng trắc nghiệm, do đó, kết quả trắc nghiệm sẽ không như mong đợi.
Như vậy, trắc nghiệm tâm lý đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống, Việc xây dựng các trắc nghiệm tâm lý và thực hiện đưa nó vào đời sống là cả một quá trình “lao tâm khổ tứ” của các nhà khoa học. Việc sử dụng trắc nghiệm trong đời sống thực tế cũng chẳng đơn giản chút nào mà cũng phải tuân thủ theo một loạt các quy tắc nhất định. Tuy nhiên, vì tính chất ứng nghiệm cao của nó trong đo lường đời sống tâm lý người nên hiện nay, trắc nghiệm tâm lý đang là một trong những lĩnh vực đo lường tâm lý phát triển mạnh nhất và được ứng dụng nhiều trong cuộc sống.
(Nguồn: EQuest Path Finder)
Tags: