Có nhiều giả thiết cho rằng, với phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, các chất có trong trà xanh khiến cho họ dễ bị nhiễm nấm Candida. Thực hư chuyện này có phải đúng như vậy không?
Hơn 75% phụ nữ bị nhiễm nấm âm đạo mỗi năm khiến cho việc tìm hiểu nguyên nhân gián tiếp của chứng nhiễm nấm này trở nên quan trọng không kém nguyên nhân trực tiếp.
Nguyên nhân gây nấm âm đạo
Khoảng 40% các ca nhiễm nấm bắt đầu do sự phát triển quá mức của khuẩn Candida. Thật ra, loại nấm men này luôn cư trú trong khu vực cô bé của chị em, nhưng khi chúng phát triển quá mức thì sẽ gây bệnh, khiến vùng kín có mùi khó chịu. Khi bạn ăn kiêng, việc ăn thiếu chất, việc dùng nhiều đồ ngọt sẽ khiến nấm Candida phát triển nhanh chóng. Ngoài ra, với phụ nữ mang thai và mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, béo phì hay những người dùng thuốc tránh thai, mặc quần dài suốt ngày cũng có nguy cơ nhiễm nấm cao. Có nhiều giả thiết cho rằng, với phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, các chất có trong trà xanh khiến cho họ dễ bị nhiễm nấm Candida.
Thực hư chuyện này có phải đúng như vậy không?
Mối liên hệ giữa Estrogen và nấm men âm đạo
Hormon nữ Estrogen là nguyên nhân chính gây ra sự phát triển của Candida. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh này giảm rõ rệt khi nồng độ estrogen trong cơ thể phụ nữ thấp đi, nghĩa là phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh, khi hormon nữ dần ít đi sẽ có ít nguy cơ nhiễm nấm hơn. Về vấn đề nhiều chị em đang ở tuổi tiền mạn kinh hay mãn kinh lại có dấu hiệu nhiễm nấm thì các nhà khoa học giải thích rằng đó là do việc sử dụng thuốc hoặc các thực phẩm có chứa estrogen nhằm níu kéo tuổi thanh xuân.
Tác dụng thực sự của trà xanh
Trà xanh chứa nhiều saponin triterpene, catechins và flavonoids, chẳng hạn như quercetin và theaflavine. Điểm chung của các loại chất này là khả năng phát huy tác dụng dược lý, bao gồm cả các tác dụng chống vi khuẩn.
Theo các nhà khoa học, trà xanh khuyến khích sự phát triển của các chủng vi khuẩn "thân thiện" trong ruột và đại tràng như Lactobacillus và Bifidobacter, trong khi làm gián đoạn sự lây lan của vi khuẩn Salmonella, Clostridum và các loài gây hại khác. Một nghiên cứu công bố trên "Tạp chí Vi sinh vật Canada" trong tháng 9 năm 2009 báo cáo rằng hợp chất trà xanh cũng làm gián đoạn việc phát triển của loại khuẩn Candida albicans. Cụ thể, các nhà khoa học phát hiện ra rằng một hợp chất trong trà xanh gọi là epigallocatechin-3-gallate, hay EGCG, làm suy yếu khả năng của các tế bào Candida. Do đó Trung tâm Y tế Đại học Maryland đề nghị nếu bạn có hoặc dễ bị nhiễm nấm, nên uống trà xanh hoặc uống bổ sung trà xanh.