Hàng loạt nghiên cứu khoa học đã chứng minh những quan điểm cho rằng phụ nữ nói nhiều hơn đàn ông, nam giới giỏi toán hơn nữ giới, ... chỉ là thiên kiến sai lệch.
Phụ nữ nói nhiều hơn
Đàn ông hiếu thắng hơn
Trong nhiều xã hội, người ta vẫn quan niệm rằng đàn ông thích cạnh tranh còn phụ nữ có thiên hướng cộng tác. Một số nghiên cứu các đối tượng phương Tây đã khẳng định thành kiến này. Tuy nhiên, một nghiên cứu của các giáo sư thuộc Đại học Columbia và Đại học Chicago đã phát hiện những kết quả đáng kinh ngạc tại những nền văn hóa không là đối tượng của các nghiên cứu trên, ví dụ như bộ lạc gia trưởng Masai ở Tanzania và nhóm người Khasi theo chế độ mẫu hệ tại Ấn Độ. Trong xã hội gia trưởng, đàn ông hiếu thắng hơn phụ nữ. Ngược lại, trong xã hội mẫu hệ, phụ nữ chính là người thích cạnh tranh hơn đàn ông. Các nhà nghiên cứu suy luận các kết quả thu được như bằng chứng cho thấy không có cơ sở sinh học nào đối với xu hướng cạnh tranh, và sự khác biệt giữa hai giới tính đơn thuần là thành kiến xã hội, phản ánh thực tế rằng nam và nữ thích nghi với xã hội theo hướng khác nhau.
phụ nữ dễ xúc động hơn
Trong một nghiên cứu do nhà tâm lý học Ann Kring thuộc Đại học Vanderbilt tiến hành, các sinh viên nam và nữ khi xem phim đều thông báo những mức độ tình cảm như nhau, nhưng các em nữ cảm thấy thoải mái hơn khi diễn đạt xúc cảm của mình. Thực tế, nhiều nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về trải nghiệm cảm xúc giữa nam và nữ, nhưng do phụ nữ đã được cho là giới tính dễ xúc động hơn nên họ liên tục ghi điểm cao hơn đàn ông trong các cuộc kiểm tra thể hiện xúc cảm. Theo một nghiên cứu được công bố trong số tháng 2/2004 của tạp chí Sex Roles: a Journal of Research, các đối tượng nam và nữ có xu hướng thể hiện sự thông cảm và ủng hộ với bạn bè như nhau, nhưng các tình huống xung quanh việc thể hiện cảm xúc ra bên ngoài thường phụ thuộc rất lớn vào bối cảnh, ví dụ như việc đối tượng có đang bị quan sát hay không.
Nam giới học giỏi toán hơn
Lâu nay, đa số chúng ta đều tin rằng, so với nữ, nam có xu hướng đạt kết quả cao hơn trong các bài kiểm tra toán cũng như chọn theo đuổi các sự nghiệp liên quan đến các con số tính toán như nghề kỹ sư, công nghệ và vi tính. Dẫu vậy, vấn đề thực sự không nằm ở sự cản trở về mặt sinh học mà là nhận thức rằng nữ học kém toán hơn. Nhiều cuộc khảo sát, giống như của một giáo sư tiến hành tại Đại học Texas và Đại học New York, đã cho thấy, khi kiểm tra các nhóm người có thiên kiến hạ thấp nữ giới, phụ nữ đạt kết quả tồi; nhưng trong các nhóm có quan điểm trung lập về giới tính, khoảng cách điểm số biến mất. "Sự lo âu rập khuôn" này là một hiện tượng tâm lý nổi tiếng trong thi cử và nhiều nhà nghiên cứu hiện tin rằng nó chịu trách nhiệm chủ yếu cho kết quả tồi hơn của nữ sinh trong các bài kiểm tra toán.
Nữ giới có trực giác tinh nhạy hơn