Nếu vấn đề có vẻ nghiêm trọng và cảm xúc của bạn đã lên đỉnh điểm, không có gì là thái quá khi bạn càu nhàu, than phiền và thậm chí là la hét để giải tỏa bớt vấn đề của mình.
Nhưng làm theo cách nào để nó có thể mang lại những điều tích cực cho bạn. Robin Kowalski, Tiến sĩ, một nhà tâm lý học từ trường Đại học Clemson, Hoa Kỳ tiết lộ cho bạn biết một vài biện pháp đúng đắn để có thể bảo vệ được cảm xúc của bạn và bạn thoát ra khỏi những ảnh hưởng nặng nề trong tâm trí.
Sử dụng những câu nói tích cực
Hãy khách quan phân tích tình hình bằng những câu nói tích cực. Thay vì nói, "Mẹ tôi chẳng bao giờ có thể chịu thỏa hiệp", bằng những từ như "Mẹ tôi thiếu linh hoạt". Sử dụng những câu tích cực để than phiền, bạn sẽ cải thiện được tâm trạng của bản thân và người khác hơn là những câu phê phán, tiêu cực.
Truyền đạt rõ ràng những gì khiến bạn thất vọng
Có thể truyền đạt sự thất vọng của bạn cho người khác, nhưng chắc chắn rằng nội dung của thông điệp phải rõ ràng, chứ không phải bạn chỉ giận dữ, thất vọng vì lý do không đâu. Tuy nhiên, nếu chúng ta có ý định thay đổi tình hình, hãy cố gắng làm một cái gì đó thay vì chỉ phàn nàn thôi.
Thiết lập các chiến lược phù hợp
Hãy kể về những vấn đề bạn phải đối mặt với những người thực sự quan tâm lắng nghe câu chuyện của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn kể chuyện đó đúng người có trách nhiệm với câu chuyện và vấn đề bạn mắc phải. Nếu không, người đó có thể nghĩ rằng bạn là chúa càu nhàu, và người đó sẽ không giúp bạn giải thoát khỏi những muộn phiền, những rắc rối.
Chọn thời điểm thích hợp
Phàn nàn không đúng thời điểm sẽ khiến chúng ta gặp phiền toái. Bạn có thể phàn nàn, nhưng cũng vẫn cần phải nén lại, tìm kiếm cơ hội phù hợp để phàn nàn.