Hãy tự mình nói không với stress và duy trì các mối quan hệ lành mạnh xung quanh bằng cách tránh xa những hy sinh không cần thiết, đôi khi là tối kỵ.
Có những người gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa những gì họ muốn cho đi và những gì họ kiếm được, như quan điểm rằng cần phải cho đi tất cả số tiền kiếm được vì một động cơ tốt.
Đây có thể là hành động cao cả, nhưng không thực tế. Trước khi bạn hiến tặng tiền làm từ thiện, hay công đức, hay đơn giản là giúp đỡ bạn bè, hãy nghĩ kỹ xem liệu bản thân bạn có đủ sức kiếm số tiền đó không.
Cũng hấp dẫn đấy khi cho ai đó vay một số tiền lớn, đã cam kết rằng chắc chắn họ sẽ trả cả vốn lẫn lời. Nhưng chẳng có gì đảm bảo cả. Ngay những người thông minh nhất vẫn bị lừa trên số tiền họ vất vả mới kiếm được đấy thôi.
2. Tránh cho người khác mượn xe
Cho người khác mượn xe dường như là việc quá đơn giản, bạn thậm chí thấy mình hơi “ti tiện” nếu từ chối bạn bè? Ngay cả những người “nói cứng” là không đời nào cho ai mượn xe, khi đối mặt với tình huống ấy có khi vẫn nhượng bộ, đặc biệt khi người mượn chỉ đi trong có 1 ngày hay vài giờ.
Song bạn nên nhớ rằng, xe không đơn giản chỉ là xe, nó thuộc sở hữu và trách nhiệm của bạn, lưu giữ “lý lịch tham gia giao thông” của bạn. Trước khi giao xe riêng của mình cho ai đó, hãy nghĩ đến những khả năng xấu có thể xảy ra: Xe đỗ chỗ cấm bị kéo đi, xe bị phạt vì vi phạm luật giao thông, xe gây tai nạn, thậm chí liên quan đến án cướp giật... Bạn sẽ gặp rắc rối.
3. Không cho bạn/đồng nghiệp độc thân “mượn” nửa kia của bạn
Dù hành động của bạn rất vô tư và có ý giúp đỡ, nhưng theo ý kiến các chuyên gia, cho “mượn” như vậy dễ nảy sinh một số vấn đề, như mối quan hệ gần gũi bạn không hề mong muốn.
Cho người khác “mượn” nửa kia của bạn (nhờ đưa về, đi cùng đến dự tiệc vì người bạn kia vẫn độc thân không có ai) cũng có nghĩa là bạn đẩy hay người ấy vào tình huống có cơ hội đối xử với nhau như một cặp đôi. Rất nguy hiểm.
Cho dù tin nửa kia của mình, bạn vẫn nên phòng xa, chớ ôm rơm đưa gần đến lửa.
4. Không cho người bạn không tin tưởng ở trong nhà
Có vẻ bạn rất hảo tâm khi cưu mang người khác hoặc cho họ ở nhờ lúc mình không có nhà, nhưng hãy nghĩ đến những tình huống xấu, bởi vẫn có chuyện về những vị khách quyết không chịu rời đi khi gia chủ đã ngỏ ý “mời”.
Quá tốt bụng với những người bạn không hề biết rõ sẽ khiến bạn bị lợi dụng. Chỉ nên cho người khác vào nhà khi bạn biết rõ họ, có quan hệ thân thiết với họ thôi.
5. Tránh hy sinh bản thân quá nhiều
phụ nữ dễ sa đà vào vấn đề của người khác tới mức quên cả bản thân. Hãy ưu tiên cho mình. Trước khi có thể để tâm đến câu chuyện đẫm nước mắt của ai đó, hãy nghĩ về việc bạn dành họ được bao nhiêu phần, về cảm xúc, trí lực và thể lực.
Hãy hỏi bản thân xem bạn đang cảm thấy thấy nào, có stress không? Bạn làm được gì để mình khỏe hơn trước khi “cắt xén” thời gian và năng lượng cho người khác?
Không ai khuyên bạn sống ích kỷ, song hãy chắc chắn rằng bạn vẫn có thời gian riêng cho mình trong khi dành thời gian cho người khác.
6. Đừng từ bỏ niềm tin
Mỗi người lớn lên đều có niềm tin hình thành từ tấm bé, và chỉ bạn là người có quyền quyết định nên giữ hay từ bỏ niềm tin ấy mà thôi. Đó có thể là chuyện lớn lao như tín ngưỡng tôn giáo hay chuyện nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày.
Ví dụ, nếu bạn tin rằng ăn gà rán phải cầm tay mới ngon, hãy thoải mái làm như vậy mặc ánh mắt xét nét của mẹ chồng.
Bạn cũng có thể tự quyết định dạy con theo cách riêng của mình, không giống như cách cha mẹ đã nuôi dạy bạn, hoặc trang hoàng nhà cửa theo gu thẩm mỹ của bạn dù các cụ có ghét.
Tóm lại là, một khi đã hình thành những niềm tin riêng, đừng để người khác bắt bạn phải nhượng bộ.