Bệnh lý trầm cảm thuộc loại mãn tính, có khuynh hướng tái phát thường xuyên. Bệnh xuất hiện nhiều nhất ở lứa tuổi từ 20-45 (nữ mắc nhiều hơn nam).
Số người mắc bệnh trầm cảm gia tăng. GS.Trần Viết Nghị, Viện trưởng Viện sức khoẻ tâm thần (BV Bạch Mai) đã cho biết như vậy tại Hội thảo Điều trị trầm cảm, diễn ra tại Hà Nội ngày 26/7.
Biểu hiện bệnh thường gặp là buồn phiền, muốn tự sát, đau mỏi, rối loạn giấc ngủ, chậm chạp... Kết quả nghiên cứu trên các bệnh nhân trầm cảm cho thấy, yếu tố tiền sử gia đình, sang chấn tâm lý, thiếu sự hỗ trợ xã hội, lạm dụng thuốc là nguyên nhân gây nên chứng bệnh trầm cảm. Đáng chú ý, khoảng 30% bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm mắc các bệnh như ung thư, đột quị, pakinson...
Theo GS.Herman Westenberg, Viện Tâm thần học Mỹ, trên thế giới ước tính cứ 8 người thì có một người mắc bệnh trầm cảm suốt đời, bệnh lý trầm cm kéo dài 15 năm tỷ lệ tái phát càng cao, khoảng 80%. Người bệnh cần phải điều trị dự phòng cho những bệnh nhân trầm cảm, điều trị lâu dài cho đến khi hết các triệu chứng bệnh.
Trầm cảm là căn bệnh gây tàn phế thứ 4 ở con người. Nhưng với tố độ như hiện nay, dự tính đến năm 2020, căn bệnh này "vượt" lên xếp hàng thứ 2, chỉ sau các bệnh liên quan đến tim mạch".
------------------------------
------------------------------