Nuôi dạy trẻ - Trẻ con cũng biết... hồn nhiên "cầm nhầm"

Hỏi Bo chuyện tại sao thường tự ý lấy đồ ở lớp mang về nhà và còn cho bạn bè nữa thì các bà mẹ ngã ngửa khi Bo thản nhiên trả lời: "Cháu cầm nhầm đồ ở lớp ạ".

Đón bé Mai từ lớp mẫu giáo về, vừa tháo balo cho con chị Lan vừa hỏi han chuyện ở lớp của con. Bất ngờ bé Mai reo lên: "Mẹ ơi, mẹ không cần mua đất nặn cho con nữa đâu, con có đây rồi". Vừa nói cô bé vừa lôi từ trong ba lô ra một nắm đất nặn đủ màu. Chị Lan băn khoăn không biết ai đã cho con chỗ đất nặn này, vì mới sáng nay thôi bé Mai còn nũng nịu mẹ mua đất nặn cho, cả ngày nay chị cũng quên khuấy mất nên chưa kịp mua cho con, thế mà đi lớp về đã thấy con khoe có đất nặn rồi. Chị thoáng nghĩ, hay là con gái lấy đồ ở lớp học mang về nhà. Đây là điều cấm kị nhất mà chị vẫn dạy con không được làm từ trước đến giờ. Thế nhưng khi hỏi rõ thì chị Lan thở phào khi thấy con bảo đất nặn là do bạn Tôm cho.

trẻ em ăn trộm

Cu Tôm học cùng lớp với bé Mai, nhà cũng gần nhà bé Mai nên hai bé thường chơi với nhau. Chính nhờ vậy mà hai gia đình cũng quen thân nhau hơn. Có hôm nào bố mẹ Tôm bận không đón con được thì lại nhờ bố mẹ bé Mai và ngược lại. Có vài lần đón con ở trường về thấy con gái khoe bạn Tôm cho đồ chơi này, đồ chơi kia chị Lan cũng không nghi ngờ gì. Dù gì gia đình Tôm cũng khá giả, lại chiều con nên chắc mua nhiều đồ chơi cho con. Hơn nữa, bố mẹ Tôm cũng luôn khuyến khích con nên chia sẻ đồ chơi với bạn bè. Nhưng cho đến một lần, khi thấy con gái ôm cả bộ xếp chữ về và bảo là của bạn Tôm thì chị Lan nhất định không cho con nhận. Bộ đồ chơi này có ít tiền đâu, lại để học chữ, bố mẹ Tôm mua là để Tôm học chứ không phải để cho đi. Nếu con chị muốn thì chị sẽ mua cho con bộ khác chứ không được nhận nhiều đồ chơi của bạn Tôm cho như này được. Nghĩ vậy, chị Lan vội dắt con sang nhà bạn Tôm để trả một vài món đồ mà Tôm đã cho bé Mai nhưng chị không cho phép bé Mai nhận.

Thế nhưng hóa ra những món đồ chơi đó cũng không phải là bố mẹ mua cho Tôm. Có thể những ông bố bà mẹ khác sẽ không tài nào nhớ nổi những món đồ chơi của con chứ ở nhà Tôm lại khác, dù Tôm có rất nhiều đồ chơi nhưng mẹ Tôm không bao giờ nhầm lẫn đồ chơi của con. Cả hai bà mẹ cùng ngớ người khi chỗ đồ chơi ấy không mua thì ở đâu ra mà Tôm có để cho bạn.

- Bạn Bo cho con, đó là câu trả lời của Tôm khi bị mẹ hỏi về nguồn gốc của đồ chơi.

- Bạn Bo cho con tất cả nhiều đồ chơi như này sao?

- Không phải ạ. Bạn Bo chỉ cho con đất nặn và ô tô. Còn bảng chữ là con tự lấy.

- Con lấy ở đâu?

- Ở lớp ạ.

- Tại sao con lại tự ý lấy đồ chơi ở lớp? Con đã xin phép cô giáo chưa?

- Con chưa xin phép cô giáo. Bạn Bo bảo, lớp nhiều đồ chơi như này lấy một ít về chơi cũng được, để đỡ phải mua ạ.

trẻ em ăn trộm

Không cần nói cũng biết bố mẹ Tôm đã bất ngờ như thế nào về chuyện của Tôm. Như chị Lan được biết thì gia đình nhà Tôm cũng gia giáo lắm. Bố mẹ Tôm cũng rất quan tâm đến cách sống của con, vậy nên không có thể nào bố mẹ lại cho phép Tôm tự lấy đồ ở lớp học mang về nhà. Cu Tôm có tính tắt mắt mang đồ ở lớp về nhà cũng là do a dua và làm theo bé Bo mà thôi. Đem chuyện này hỏi bé Bo, các bà mẹ còn ngã ngửa hơn Bo thản nhiên trả lời: "Cháu cầm nhầm đồ ở lớp ạ".

Đúng là trẻ con bắt chước và "nghe lời" nhau rất nhanh. Ở đây Bo là bé có hành vi lấy đồ ở lớp mang về nhà trước và Tôm chỉ là học theo Bo mà thôi. Hành vi của Bo có thể được coi là tính tắt mắt ở trẻ em. Nguyên nhân khiến Bo có tính này cũng có thể có nhiều nguyên nhân, ví dụ như:

- Tò mò, quá thích đồ vật đó

- Bố mẹ không mua cho

- Ganh tị vì bạn có mà mình không có

- Bắt chước hành vi của người khác.

Cho dù là Bo hay là Tôm, khi đã có hành vi lấy trộm đồ không phải của mình thì đều cần được bố mẹ xử lý kịp thời, nếu không sau này lớn lên, hành vi đó sẽ hình thành thói quen khó bỏ và bé sẽ trở thành người tham lam, thiếu trung thực. Bố mẹ cần nói chuyện trực tiếp với con với thái độ bình tĩnh để nghe lý do con lấy trộm đồ. Nếu trẻ không nhận lỗi thì cha mẹ cần khuyến khích để con nhận lỗi và giải thích cho con hiểu rằng không được lấy đồ của người khác khi chưa được sự đồng ý của họ. Ngoài ra, cha mẹ có thể nhấn mạnh nếu trẻ còn làm như vậy, bố mẹ và mọi người sẽ không yêu qúy, các bạn sẽ không chơi với bé nữa. Sau khi được nghe giải thích, trẻ sẽ hiểu ra và biết nhận lỗi của mình. Sau đó, bố mẹ nên dẫn trẻ mang trả lại đồ và xin lỗi người chủ của đồ vật đó. Khi trẻ đã biết lỗi và hứa sẽ không tái phạm, bố mẹ nên nói cho con biết, nếu lần sau phạm lỗi như vậy thì bé sẽ bị phạt năng hơn.

Theo Afamily


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1386 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm