Trong thực tế có những tác nhân vô cùng bất ngờ có thể khiến con của bạn rơi vào tình trạng hôn mê.
Tuy nhiên, cha mẹ trẻ đừng quá lo lắng vì đây chỉ là hiện tượng phổ biến và trong hầu hết trường hợp, phụ huynh không cần phải điều trị gì.
Trầm cảm
Trẻ bị trầm cảm cũng bắt đầu có thể biểu hiện từ dấu hiệu hôn mê. Mặc dù, trầm cảm là một vấn đề tâm thần tuy nhiên cảm giác mệt mỏi, đi kèm với các cuộc tấn công bởi sự lo lắng sẽ khiến trẻ hay rơi vào trạng thái hôn mê nặng nề.
Viêm màng não
Với những trẻ đang bị viêm màng não cũng có thể dẫn đến sự hôn mê. Bệnh viêm màng não có thể hủy hoại lớp bảo vệ não và tủy sống thiệt hại từ bên ngoài.
Khi trẻ có dấu hiệu bị viêm màng não, trẻ sẽ hay bị nhức đầu, sốt và ngủ nhiều hơn bình thường. Do đó, trẻ thường thiếu năng lượng và thờ ơ với các hoạt động hạc tập và vui chơi ở ngoài trời và trong nhà.
Suy dinh dưỡng
Với những trẻ đang bị suy dinh dưỡng hoặc có nguy cơ suy dinh dưỡng thì cũng thường phải đối mặt với những triệu chứng của sự hôn mê.
Nguyên nhân là do, ở những trẻ này thường có một sự sút giảm đáng kể các mức năng lượng trong cơ thể. Khi cơ thể không nhận được mức năng lượng cần thiết hàng ngày như protein, vitamin và khoáng chất, các hoạt động ban ngày của trẻ sẽ bị giảm mạnh dẫn tới suy dinh dưỡng và não bộ có trí nhớ kém.
Thiếu máu
Nếu trẻ nhà bạn thường xuyên bị hôn mê thì đây cũng được coi là một triệu chứng sớm của bệnh thiếu máu mà cha mẹ trẻ cần phải đặc biệt chú ý. Tình trạng này lâu dài sẽ gây ra một sự giảm sút đáng kể số lượng tế bào máu có nhiệm vụ cung cấp ôxy đến các bộ phận khác nhau của cơ thể trẻ.
Do đó, nguyên nhân thiếu máu, dẫn đến thiếu oxy lên não bộ có thể làm cho trẻ thường xuyên bị hôn mê. Một chế độ ăn uống kém, thiếu sắt là yếu tố phổ biến nhất góp phần tạo nên sự hôn mê trầm trọng ở trẻ.
Thiếu ngủ
Những trẻ em không ngủ đủ giấc thường hay bị hôn mê suốt cả ngày. Vì thiếu ngủ, trẻ sẽ xuất hiện những mệt mỏi dai dẳng và không thể tập trung vào các thói quen hàng ngày của mình.
Do đó, cha mẹ trẻ nên chú ý cho con ngủ 7-8 giờ/ ngày. Đây là điều cần thiết để giúp trẻ thực hiện các hoạt động học tập và vui chơi trong ngày hiệu quả, tránh tình trạng hôn mê khi ngủ.
Sốt cao
Cha mẹ bé cần biết, sốt cao và hôn mê ở trẻ có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Trẻ bị sốt cao thường do nhiễm virus. Thậm chí nhiều lúc những lúc hơi ấm đầu cũng làm cho trẻ cảm thấy khó chịu.
Chưa kể sốt cao có thể khiến trẻ không đáp ứng được sự tối thiểu trong kiểm soát ý nghĩ của mình. Và nếu trẻ nhà bạn bị hôn mê do sốt cao (hơn 39 độ) thì cha mẹ trẻ cần đưa con đến bệnh viện để được điều trị ngay lập tức vì nó là một triệu chứng nghiêm trọng với sức khỏe.
Lưu ý:
Hôn mê ở trẻ nhỏ là bệnh không dễ dàng để chẩn đoán. Tuy nhiên, nếu trẻ ngủ dài hơn thời gian so với bình thường hay vẫn có một cảm giác mệt mỏi ngay cả sau khi đã ngủ một giấc dài thì đều là dấu hiệu có thể báo hiệu sự hôn mê ở trẻ nhỏ.
Ngoài ra, cha mẹ trẻ cũng có thể xác định sự hôn mê của trẻ qua sự thay đổi hành vi của chúng. Khi ấy trẻ dường như thờ ơ hơn, thiếu nhiệt tình và chú ý với các hoạt động, hành động của trẻ không linh hoạt, trẻ có vẻ hay buồn ngủ...
Nếu con bạn đang bị nghi ngờ có hiện tượng trên, bạn cần dành nhiều thời gian để quan tâm đến trẻ hơn nữa để nắm bắt và chẩn đoán các triệu chứng liên quan đến tình trạng này kịp thời.