Nguyên tắc nào để dạy con ngoan?

“Dạy con từ thủa còn thơ”, câu nói này của các cụ cho đến nay chưa bao giờ sai, cần nghiêm khắc với trẻ từ nhỏ để trẻ ngoan ngoãn, không mắc phải nhiều thói hư tật xấu.

Để trẻ ngoan ngay từ nhỏ, bố mẹ nên lưu ý những nguyên tắc dạy con sau:

Không nuông chiều con

Ở độ tuổi này bé rất thích khám phá thế giới xung quanh, những điều mới lạ vậy nên đừng quá nuông chiều trẻ.

Không nên mua tất cả những thứ mà bé vòi vĩnh, vì khi đó sẽ tạo cho bé những thói quen xấu như đòi hỏi, hách dịch. Chỉ nên mua khi đó là đồ thật sự cần thiết cho trẻ, và dặn trẻ khi chơi phải giữ gìn đồ chơi để những lần sau vẫn chơi lại.

Cần phải có kỷ luật

Dạy con tôn trọng cuộc sống riêng tư, không can thiệp vào các mối quan hệ khiến cho bé được tự do quá mức sẽ dễ dẫn đến thiếu kỉ luật, buông thả.

Kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp của trẻ còn hạn chế. Do đó, dạy con trong những khoảng thời điểm nhạy cảm của trẻ như tuổi dậy thì cần phải dành sự chú ý đặc biệt cho trẻ, có những quy định buộc trẻ phải tuân theo để khiến trẻ ngoan ngoãn và đi vào khuôn khổ nhất định.

Không nên a dua theo con

Không cha mẹ nào không bảo vệ con mình trước những lỗi mắc phải với những đứa trẻ khác. Tuy nhiên, kho cha mẹ dạy con là hãy phân tích cho chúng hiểu chúng đã sai ở đâu, nên làm thế nào và vì sao cha mẹ lại bảo vệ chúng trước người khác cho dù biết chúng sai.

Đừng để trẻ dựa vào đó và cho rằng chúng không sai và tiếp tục những hành vi đó.

Không lơ là với trẻ

[​IMG]

Theo thống kê những năm trở lại đây, số trẻ em phạm tội có chiều hướng tăng rõ rệt, phần nhiều trong số đó rơi vào những trẻ có bố mẹ li hôn, hay bố mẹ không dành nhiều thời gian cho con, trẻ bị bố/mẹ bạo hành… tất cả đều xuất phát từ sự thờ ơ, thiếu hoặc không có sự quan tâm đến trẻ. Điều này trước hết đẩy trẻ vào thế bị cô lập, mất phương hướng và dễ dàng sa ngã vào những việc làm sai trái.

Bố mẹ đừng tranh luận hay cãi nhau trước mặt trẻ, không nói những lời lẽ tục tĩu vì bé sẽ học theo. Không thờ ơ với trẻ, kể cả khi bạn nhận thấy con vẫn ngoan ngoãn và nghe lời, hãy quan tâm đến trẻ mọi lúc có thể, sắp xếp cho trẻ một buổi đi chơi khi bạn rảnh, lắng nghe cơ thể và suy nghĩ của trẻ để trẻ luôn cảm thấy dược sẻ chia và yêu thương.

Không làm gương xấu cho con

Bố mẹ và những người con hay tiếp xúc là tấm gương phản ánh rõ rệt nhất đối với trẻ. Những hành vi không tốt có thể ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý và cách hành xử của trẻ, khiến trẻ bắt chước rất nhanh và nếu không được uốn nắn kịp thời sẽ hình thành nên thói quen có hại, nhất là khi chính bạn lại nghĩ rằng trẻ sẽ không chú ý đến những điều này.

Tốt hơn hết, hãy là hình mẫu để con bạn noi theo bằng cách luôn để trẻ tiếp thu những điều hay, lẽ phải, không để bé nghe những lời nói tục, hành động xấu. Kể cả khi bạn mắc lỗi, bạn cũng nên giải thích để bé hiểu và không làm theo.


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1105 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm