Khi nào nên cho bé ngồi bô?

Không có thời điểm cụ thể, bé biết ngồi bô trong khoảng từ 20 tháng đến 4 tuổi được xem là bình thường. "Giục tốc bất đạt", bố mẹ không nên vội vàng khi ở bé chưa xuất hiện ít nhất 7 trong các biểu hiện sẵn sàng dưới đây.

Bé bắt chước đi vệ sinh như người lớn

Khi đã hình thành ý tưởng về việc đi vệ sinh vào bô, bé sẽ bắt chước bố mẹ, tự trèo lên ngồi hoặc đứng cạnh bồn cầu. Cho dù bé ngồi ở đó vẫn mặc nguyên quần, đây vẫn là dấu hiệu đáng mừng cho thấy bé có thể tham gia "khóa học".

Bé có thái độ hợp tác vui vẻ

Nếu ngay từ đầu bé đã tỏ vẻ lưỡng lự, miễn cưỡng khi bị bắt ngồi bô, thì đó chưa phải là thời điểm thích hợp. Hãy kiên nhẫn đợi thêm vài tuần nữa rồi thử lại. Lựa lúc bé có tâm trạng tốt sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Một số biểu hiện khác có thể là bé biết tự kéo quần lên/xuống; bé không còn thích đeo bỉm nữa dù bỉm ướt hay khô; khi muốn đi vệ sinh, bé biết gọi.

để tham gia thành công  khóa học ngồi bô, bé phải biết nghe và làm theo chỉ dẫn của chuỗi 2  mệnh lệnh

Bé lấy được một cuốn sách rồi đặt trở lại giá

Việc này thì có liên quan gì đến chuyện bé ngồi bô nhỉ? Thực ra thì, để tham gia thành công "khóa học ngồi bô", bé phải biết nghe và làm theo chỉ dẫn của chuỗi 2 mệnh lệnh (1. Lấy sách, 2. Đặt sách lên giá). Nếu không, "ngồi xuống bô và tè đi" chẳng có ý nghĩa gì với bé cả.

Bỉm của bé vài tiếng vẫn khô

Thời điểm bạn không còn phải thay bỉm cho con cách 3 tiếng 1 lần nữa chính là dấu hiệu cho thấy cơ bàng quang của bé đã phát triển đủ để giữ nước tiểu. Đây là dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng chia tay với bỉm.

Bé thích mặc quần chíp

Khi em bé nhà bạn bắt đầu tỏ ý thích thú mỗi khi được mặc quần chíp, đó là dấu hiệu cho thấy bé sẵn sàng mặc chúng suốt rồi. Bé cũng sẽ bắt đầu tò mò không hiểu "đi vệ sinh thì sẽ như thế nào?". Tuy nhiên đừng xem đây là tín hiệu đèn xanh. Các bé thường tỏ vẻ thích thú với việc ngồi bô trong khoảng 18 tháng tuổi, tuy nhiên niềm hứng thú này không kéo dài lâu.

Bé đã đạt các mốc phát triển khác

Bé sẽ chỉ sẵn sàng ngồi bô một khi đã biết đi và chạy vững. Một số cha mẹ muốn "đốt cháy giai đoạn", muốn bé ngồi bô sớm hơn, nhưng nếu mỗi lần bé đi vệ sinh bạn đều phải bế bé ra bô thì chính bạn, chứ không phải bé, đang là người được huấn luyện dùng bô đấy chứ!

Bé chưa biết nói "Không!"

Dù bạn tin hay không, điều này có ảnh hưởng đến việc học ngồi bô của bé. Nói "không" là một dấu hiệu cho thấy bé đã biết biểu đạt "chính kiến" của mình.Theo ý kiến chuyên gia, việc ngồi bô phải phù hợp với nguyện vọng của bé, nếu bé sẵn lòng.

Bé thích được "riêng tư" khi "bận"

Nếu em bé của bạn tìm đến ngồi ở một góc nhà hay dưới bàn, dưới ghế khi muốn đi vệ sinh, điều đó chứng tỏ bé đã "biết ý" rồi. Bé đã sẵn sàng vào đúng nơi phải vào đó là cái toilet.

Giờ ị của bé cố định

Nếu bé đi phân mềm (không lỏng) vào một giờ gần như cố định trong ngày hoặc cách ngày, chứng tỏ có thể cho bé ngồi bô rồi đấy. Vì sao? Vì nếu bé vẫn "xì xoẹt" ngày mấy bận thì rõ ràng công việc học ngồi bô sẽ vất vả hơn nhiều.


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1895 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm