Mười hai lý do khiến bé khóc

Trẻ khóc: Đó là cách chúng giao tiếp khi đói, đau đớn, sợ hãi, buồn ngủ, và nhiều hơn nữa.

Vì vậy, làm thế nào mà cha mẹ hiểu những gì em bé đang cố gắng giãi bày? Việc phiên dịch tiếng khóc của bé có thể khá khó khăn, đặc biệt trong thời gian đầu.

Dưới đây là những lý do phổ biến khiến khiến trẻ khóc. Nếu bé của bạn khóc lóc và bạn không biết lý do tại sao, hãy dò theo danh sách này, rất có thể bạn sẽ tìm thấy một cái gì đó hữu ích.

các nguyên nhân khiến trẻ khóc

1. Đói

Điều này có lẽ là điều đầu tiên bạn cần nghĩ đến khi trẻ khóc.

Học cách nhận ra các dấu hiệu đói sẽ giúp bạn cho trẻ ăn trước khi bé phải khóc để báo hiệu cho bạn. Một số dấu hiệu đáng chú ý ở trẻ sơ sinh: cáu kỉnh nhặng xị, bập bập môi, sục sạo (một phản xạ sơ sinh khiến trẻ quay đầu về phía tay bạn khi bị chạm vào má), và đưa tay lên miệng.

2. Tã bẩn

Một số trẻ sơ sinh sẽ báo cho bạn biết ngay lập tức khi chúng cần thay tã. Những bé khác có thể chịu đựng tã bẩn trong một lúc.

Dù thế nào, vấn đề này rất dễ để kiểm tra và xử lý.

3. Buồn ngủ

Bọn trẻ thật sướng? Khi mệt mỏi, chúng có thể ngủ một cách dễ dàng, bất cứ lúc nào, bất cứ đâu? Hay đó chỉ là suy nghĩ của người lớn.

Trong thực tế, nó không dễ dàng như bạn nghĩ. Thay vì ngủ ngật ngưỡng, trẻ sơ sinh có thể cáu gắt nhặng xị và khóc, đặc biệt là nếu chúng đang quá mệt mỏi.

4. Muốn được ôm ấp, bế bẫm

Trẻ em có nhu cầu được âu yếm rất lớn. Chúng thích nhìn thấy khuôn mặt của cha mẹ, nghe tiếng nói, lắng nghe nhịp tim, và thậm chí có thể phát hiện mùi đặc trưng của họ. Khóc có thể là cách chúng yêu cầu được ôm ấp và bế bẫm.

Bạn có thể sợ rằng sẽ làm hư bé nếu suốt ngày ôm ấp bế bẫm chúng, nhưng thực ra trong vài tháng đầu tiên của cuộc sống thì việc ôm ấp sẽ không làm hư bé. Để không phải lúc nào cũng bế bé trên tay, bạn có thể địu bé trước ngực, đó là một cách rất hiệu quả.

5. Khó chịu ở bụng (đầy hơi, đau bụng, và một số lý do khác)

Khó chịu ở bụng liên quan đến đầy hơi hoặc đau bụng có thể khiến bé khóc ngằn ngặt. Trong thực tế, điều kiện khá bí ẩn được gọi là đau bụng (hay việt nam gọi là khóc dạ đề) được định nghĩa là khóc không nguôi trong ít nhất ba giờ một ngày, ít nhất là ba ngày một tuần, ít nhất ba tuần liên tiếp.

Nếu em bé của bạn thường cáu gắt và khóc ngay sau khi được cho ăn, chắc chắn bé bị khó chịu ở bụng. Nhiều bậc cha mẹ cho trẻ uống thuốc nhưng hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào.

Ngay cả nếu em bé của bạn không bị đau bụng và chả bao giờ bực bội sau khi ăn, thỉnh thoảng sự đầy hơi có thể làm bé đau cho đến khi bé có thể tống khứ nó. Nếu nghi ngờ đầy hơi, hãy thử cách đơn giản là để bé nằm ngửa, giữ hai chân bé và đẩy nhẹ nhàng như đang đi xe đạp.

Tìm hiểu các nguyên nhân khác có thể khiến trẻ đau bụng như: trào ngược, cúm dạ dày, dị ứng sữa, không dung nạp lactose, táo bón, và tắc nghẽn đường ruột.

6. Muốn ợ hơi

Ợ hơi không phải là bắt buộc. Nhưng nếu em bé khóc sau khi ăn, ợ hơi là điều cần cho các bé.

Trẻ nuốt không khí khi bú sữa, và nếu không khí không thoát ra nó có thể gây ra một số khó chịu. Một số trẻ rất khó chịu vì có không khí trong bụng, trong khi những người trẻ khác không ợ hơi hoặc chẳng cần ợ hơi tý nào.

7. Quá lạnh hoặc quá nóng

Khi trẻn cảm thấy lạnh, chẳng hạn như khi thay quần áo hoặc bị lau đít bằng một cái khăn lạnh, chúng có thể phản đối bằng cách khóc.

Trẻ sơ sinh muốn được mặc và giữ ấm nhưng không quá nóng. Như một quy luật, chúng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi mặc ấm hơn người lớn một chút. Trẻ ít khiếu nại khi quá ấm áp hơn khi quá lạnh, và chúng sẽ không khóc nhiều khi nóng như khi bị lạnh.

8. Một điều nhỏ nhặt nào đó

Trẻ có thể gặp rắc rối bởi một cái gì đó khó nhận biết như một sợi tóc quấn chặt xung quanh một ngón chân hoặc ngón tay nhỏ xíu khiến máu khó lưu thông. (Các bác sĩ gọi tình trạng đau đớn này là "ga rô tóc" và đó thường là một trong những điều đầu tiên họ tìm kiếm khi một em bé dường như khóc không có lý do). Một số trẻ sơ sinh có thể đặc biệt nhạy cảm với những loại quần áo hoặc vải gây ngứa. Đó là lý do chúng khóc.

9. Mọc răng

Mọc răng có thể gây đau khi mỗi cái răng thúc lên qua lợi mềm mại của trẻ. Một số em bé bị đau nhiều hơn những trẻ khác, nhưng nói chung tất cả đều sẽ cáu gắt nhặng xị và khóc lóc một lúc nào đó trong quá trình mọc răng.

Nếu em bé của bạn có vẻ đau đớn và bạn không chắc chắn lý do tại sao, hãy thử sờ lợi của bé với ngón tay của bạn. Bạn có thể ngạc nhiên khi thấy nướu răng cứng ngắc đang cố trổ lên.

Thông thường, trẻ mọc chiếc răng đầu tiên ở độ tuổi từ 4 đến 7 tháng, nhưng cũng có thể sớm hơn.

10. Muốn kích thích ít hơn

Trẻ học hỏi từ sự kích thích của thế giới xung quanh, nhưng đôi khi chúng có lúc khó xử lý tất cả mọi thứ như ánh đèn, tiếng ồn, bị chuyển từ tay nọ sang tay kia. Khóc có thể là cách để trẻ nói: "Thôi thôi, đủ rồi"

Trẻ sơ sinh thích được bao bọc ấm áp. Điều đó dường như làm cho chúng cảm thấy an toàn hơn khi bị thế giới xung quanh áp đảo. Nếu em bé của bạn đã lớn để quấn tã hoặc không thích điều đó, hãy thử để bé ở một nơi yên tĩnh và kệ bé thở một lúc để xử lý cuộc khủng hoảng bé đang gặp phải.

11. Muốn kích thích hơn

Một em bé "đòi hỏi" có thể muốn vượt lên và háo hức khám phá thế giới. Và thông thường cách duy nhất để bé ngừng khóc và cáu gắt là để cho bé hoạt động. Điều này có thể khiến bạn kiệt sức!

Hãy thử địu bé trước ngực hoặc sau lưng trong lúc làm việc, đi chơi, đến những nơi thân thiện với trẻ nhỏ như sân chơi, một viện bảo tàng của trẻ em, hoặc vườn thú.

12. Không cảm thấy khỏe

Nếu bạn đã đáp ứng nhu cầu cơ bản của con bạn và an ủi bé nhưng bé vẫn khóc, bé có thể đang bực bội vì một cái gì đó. Hãy kiểm tra nhiệt độ của bé để khẳng định bé không bị sốt và cảnh giác với các dấu hiệu khác của bệnh.

Tiếng khóc của trẻ ốm khác biệt với tiếng khóc khi trẻ đói hay chán nản. Nếu em bé của bạn khóc "không chuẩn", hãy cho bé đi khám ngay.


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1977 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm