Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc con bạn chậm nói. Hãy thử một trong những cách sau để cổ vũ và giúp bé giao tiếp bằng lời nhanh hơn. Ngay từ lúc con còn bé, bạn có thể pha trò cùng con bằng những cuộc nói chuyện hài hước, thú vị. Đáp lại những âm thanh ngọt ngào mà trẻ tạo ra, bạn hãy cho trẻ thấy những âm thanh thú vị do chính bạn tạo ra. Trẻ sẽ hiểu điều bạn nói ngay từ những tuần tuổi đầu tiên, bởi giao tiếp chính là sự trao đổi ngôn ngữ. Nói chuyện với con nhỏ Những câu chuyện hàng ngày mà bạn nói cho trẻ nghe sẽ giúp trẻ xây dựng được vốn từ. Sự chú ý đặc biệt sẽ được trẻ tiếp thu từng chút một. Như khi bạn nói với trẻ rằng bạn đang thay tã cho trẻ và sau đó sẽ chuẩn bị bữa ăn. Hành động tuy nhỏ nhặt nhưng giúp tạo nên sự hiểu biết của trẻ về mối quan hệ giữa điều bạn nói và sẽ làm. Đáp lại tiếng khóc của trẻ Trước khi trẻ có thể dùng ngôn ngữ lời nói để nói chuyện thì tiếng khóc là ngôn ngữ giao tiếp chính mà trẻ sử dụng với bạn. Khi bạn đáp lại tiếng khóc của trẻ, thì trẻ sẽ hiểu là bạn đang nghe trẻ “nói”. Hát những bài hát ngắn, đơn giản Ngay cả khi bạn không thể hát đúng giai điệu, thì những âm thanh mà bạn hát đi hát lại vẫn có tác động tới tai trẻ. Trong khi bạn hát, sự lặp đi lặp lại những câu từ trong bài hát sẽ là bước đầu tiên khắc sau vào tâm trí trẻ về những từ ngữ dễ nghe, ưa thích. Đọc cho trẻ nghe Trẻ có thể thể hiện sự thích thú với một quyển sách sớm hơn là bạn nghĩ. Hãy thử đọc một quyển sách đơn giản và dễ hiểu thường xuyên, và trẻ sẽ hứng thú ngồi nghe bạn đọc. Cũng giống như bạn hát cho trẻ nghe một bài, việc đọc một quyển sách cũng giúp trẻ nhớ từ và xây dựng vốn từ vựng rất tốt. Diễn tả điều trẻ đang làm Có thể trẻ đang tìm kiếm mẹ hay khóc lóc vì mệt, bạn nói và diễn tả những điều mà trẻ đang làm hay cảm nhận có thể giúp trẻ ghi nhớ thêm những từ ấy khi trẻ sẵn sàng nói. Trẻ cũng rất hứng thú với điều này. Nhắc đi nhắc lại Một ưu điểm là khi bạn lặp đi lặp lại mọi điều với trẻ đang còn nằm ngửa sẽ tạo cho trẻ phản ứng với những từ đầu tiên mà trẻ nói. Sự lặp lại là chìa khóa để học mọi điều, và từ đầu tiên sẽ không phải là ngoại lệ. Cổ vũ trẻ Khi trẻ bắt đầu bi bô tập nói, thậm chí chỉ là những từ đơn giản như “ba”, “mẹ”, bạn cũng nên ủng hộ và cổ vũ để giúp trẻ tự tin, như khi trẻ biết nói và bắt đầu làm quen với ngoại ngữ thứ hai vậy. Ngôn ngữ cử chỉ Nhiều tranh cãi cho rằng cổ vũ trẻ sử dụng ngôn ngữ cử chỉ sẽ khiến trẻ lười nói, trì hoãn khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ lời nói ở trẻ, nhưng không có bất cứ bàn cãi nào về việc tạo ra công cụ giao tiếp giúp trẻ giảm bớt khả năng thất bại trong giao tiếp bằng lời. Cha mẹ có thể làm mọi điều để động viên trẻ nói, nhưng hãy nhớ mỗi đứa trẻ có sự phát triển khác nhau. Có thể bạn là người cha, người mẹ cổ vũ nhiệt tình cho con, nhưng đừng thúc ép quá, chỉ khiến trẻ cảm thấy áp lực và thất bại trong khả năng giao tiếp. Biết nắm bắt cơ hội, bạn sẽ thấy khả năng nói của con còn hơn cả một cơn bão, đến bất ngờ mà bạn không thể dừng lại được. Ánh Nguyệt Theo PAB
Khi con chậm nói
Pha trò
Đã đọc : 1821 lần
Liên hệ tư vấn
CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT
tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Lĩnh vực tư vấn:- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình- tư vấn nuôi dạy trẻ
- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính
- tư vấn trị liệu tâm lý- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress
Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếpKhách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đâyTruyện hay
Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ
Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm