AVS -Vật vã kèm con học bài

Chị Quyên toát hết mồ hôi, nắn nót mãi mới viết xong được chữ mẫu. Thế mà khi nhìn vào vở, bé Linh lại giãy đành đạch bắt đền vì "mẹ làm bẩn vở của con”.

Dạy con học mà như... đánh vật

Bé Thu Linh nhà chị Quyên (Giảng Võ, Hà Nội) đang học lớp một. Mỗi chiều, vừa đón con ở trường về là cả nhà chị vội vàng cho bé Linh tắm giặt rồi ăn uống thật nhanh để còn kịp ngồi vào bàn học. Ở nhà chị, không chỉ bé Linh  mà cả hai vợ chồng Quyên cũng "học". Hai mẹ con vừa ê a đánh vần, vừa xoay trần tập viết. Chương trình học của bé Linh chủ yếu là tô chữ và học các con số, lúc đầu chị Quyên nghĩ là đơn giản nhưng thực chất lại không hề dễ.

Chị viết mẫu theo sách rồi cho con tập viết theo. Chữ thường còn dễ, còn chữ hoa thì nhiều khi phức tạp, rối rắm quá nên chị Quyên phải nắn nót mãi mới viết được. Nhìn con chữ uốn lượn lên xuống rất nhiều đường nét mà chị hoa cả mắt, toát hết mồ hôi mới “vẽ” xong được chữ mẫu tương đối giống chữ in trong sách. Thế mà khi nhìn chữ mẹ viết, bé Linh khóc tướng lên và giãy đành đạch bắt đền: “Hu hu, mẹ làm bẩn vở của con rồi”. Nhìn vào vở, chị Quyên phải tự thừa nhận là mình viết xấu quá.

“Mình bây giờ chỉ quen dùng bàn phím máy tính, có mấy khi viết bằng tay nữa đâu, mà lại phải ngồi tập viết các kiểu chữ hoa cải tiến nhiều nét uốn lượn, thấy vất vả như đang cố sáng tác nghệ thuật vậy”, Quyên nói.

 

Chị Bình ở phố Hoàng Văn Thái (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng có lần bị cậu con trai 9 tuổi "ăn vạ" thay vì cảm ơn công lao khó nhọc giúp nó giải toán. Hôm đó khi đi học về, cu Khánh mặt mày bí xị, nhăn nhó bảo mẹ: “Mẹ làm toán cho con sai rồi, cô bảo đáp số đúng nhưng cách giải sai nên con vẫn bị điểm kém”. Bình chưng hửng, vì bài toán gây họa đó, tối hôm trước chị phải suy nghĩ đến 30 phút mới tìm ra cách giải để giảng lại cho con. Chỉ vì chị Bình giải theo cách được học ngày xưa, khác với chương trình bây giờ nên cô giáo không chấp nhận.

Cũng như chị Quyên, Bình rất vất vả khi kèm con học. Năm nay, cu Khánh học lớp bốn nên lượng bài tập ở nhà khá nhiều, tối nào cũng “ngốn” hết của hai mẹ con gần ba giờ đồng hồ. Nhiều hôm cu Khánh buồn ngủ, ngủ gật cả trên bàn học rồi mà bài tập vẫn chưa làm xong.

Học đi đôi với... roi

Sau một học kỳ, nghe cô giáo thông báo con trai mình đứng gần cuối lớp về việc học, vợ chồng anh Hưng (Chương Dương, Hà Nội) rất bực mình vì họ đã thuê gia sư cho con mà kết quả vẫn lẹt đẹt như vậy. Anh Hưng quyết tâm thu xếp thời gian để tự kèm con học. Nhưng tính anh rất nóng nảy nên kèm cặp cu Hoà là một việc đáng sợ đối với cả hai bố con.

Tối nào cũng vậy, đến giờ học của cu Hòa là căn nhà vang lên tiếng quát tháo, nạt nộ ầm ĩ của ông bố, xen lẫn tiếng khóc thút thít của cậu con trai, hàng xóm ở tận cuối dãy cũng nghe rõ. Thằng bé nghe bố quát càng khiếp vía, chẳng chữ nào lọt nổi vào đầu. Nó vừa mếu máo quệt nước mắt vừa cúi gằm mặt cố làm toán, giải đi giải lại 4 - 5 lần mà sai vẫn hoàn sai, khiến ông bố càng điên tiết, mắng chửi to hơn. Có hôm, anh Hưng cầm luôn cái cán chổi vụt vào mông con mấy cái rồi bỏ ra ngoài uống nước, mặc cho cu Hoà ngồi khóc rấm rứt mãi.

Chẳng cần đoán cũng biết sau một thời gian được bố kèm cặp, chẳng những kết quả học tập của Hoà không khá lên được bao nhiêu mà cu cậu còn tỏ ra sợ hãi mỗi khi ai đó nhắc đến chuyện học hành, bài vở của mình.

Cần có một phương pháp khoa học

Theo cô giáo Nguyễn Thị Khánh, Trường Tiểu học Chu Văn An, Hà Nội, đa phần phụ huynh không có kỹ năng sư phạm. Chương trình học hiện nay của trẻ so với thời của họ đã khác rất nhiền nên việc dạy kèm con học ở nhà không hề dễ dàng, đòi hỏi rất nhiều lòng kiên nhẫn. Do đó, nên chú trọng việc động viên, khuyến khích để tạo tâm lý học thoải mái nhất cho con chứ đừng bắt ép hay quát mắng.
Bằng kinh nghiệm của mình, cô Khánh chia sẻ, trong mỗi buổi học, phụ huynh cần đề ra mục tiêu rõ ràng cho con. Ví dụ như với bài tập này, yêu cầu con phải làm xong trong 15 phút, bài kia trong 10 phút. Với quy định thời gian rõ ràng như thế, trẻ sẽ học được cách làm việc hiệu quả, khoa học và tạo thói quen tập trung. Trong khi kèm con học, phụ huynh nên gợi ý, hướng dẫn cho trẻ tự tư duy và tìm ra kết quả, tuyệt đối không nên làm sẵn, làm hộ cho con tạo thói quen ỷ lại, dẫn đến bị rỗng kiến thức.

Theo cô Khánh, đối với trẻ ở cấp tiểu học, thời gian học ở nhà hợp lý nhất là 90 - 120 phút mỗi tối, ở các lớp cuối cấp (lớp 4, lớp 5) thì có thể lâu hơn nhưng cũng không nên quá 150 phút. Khi đón con từ trường về, phụ huynh nên cho trẻ có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, tắm rửa rồi ăn cơm sớm, sau đó mới bắt đầu ngồi vào bàn học.
Nên bắt đầu từ 19h30 và kết thúc vào 21h30. Đây là khoảng thời gian trẻ tiếp thu bài tốt nhất. Không nên để trẻ học muộn quá vì sẽ mệt mỏi trong buổi học ở lớp ngày hôm sau.
Hai phần ba thời gian đầu, nên hướng dẫn con ôn luyện những nội dung đã học ở lớp, tập trung vào những môn con còn yếu. Thời gian còn lại, hãy giúp con chuẩn bị bài cho ngày hôm sau. Lúc này, hãy để trẻ chọn môn nào yêu thích để tạo hứng thú.

Theo afamily.vn


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1382 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm