AVS - Sự đáng sợ của bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu còn gọi là bệnh trái rạ hay phỏng rạ do siêu vi trùng Varicella zoster gây ra, là bệnh sốt phát ban có bóng nước gây ngứa toàn thân, xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng 90% bệnh nhân là trẻ em.
90% những trẻ sống chung với người bệnh, học tập, sinh hoạt với trẻ mắc bệnh thủy đậu đều có nguy cơ nhiễm bệnh.

Nhưng điều đáng quan tâm nhất đó là những tàn tích để lại khi những bỏng rạ đi qua – đó là sẹo.

Những mục tiêu tấn công của đội quân Virus gây bệnh thủy đậu

Thống kê tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho thấy bệnh xảy ra tập trung từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm, trong đó nhiều nhất là vào tháng 3 đến tháng 4. Khoảng 90% bệnh nhân là trẻ em nên được gọi là bệnh trẻ em.

Trẻ sơ sinh, trẻ chưa chích ngừa hoặc bị suy giảm miễn dịch sẽ bị bệnh nặng hơn những trẻ khác. Sau khi nhiễm thủy đậu, trẻ sẽ có miễn dịch lâu dài, ít có khả năng mắc lại lần thứ 2. Tuy nhiên vẫn gặp các trường hợp tái nhiễm thể nhẹ hoặc không có biểu hiện lâm sàng. Mặc khác, bệnh cũng truyền qua nhau thai từ mẹ sang con khi mẹ mang thai bị nhiễm thủy đậu.




Virus phát tán mầm bệnh như thế nào?

Trẻ bị thủy đậu khi nói, ho, hắt hơi, khóc... các vi-rút sẽ phát tán trong không khí. Khi chúng ta hít vào thì con vi-rút theo vào cơ thể sinh sôi thành “tập đoàn” hoặc khi tiếp xúc gần với mụn nước của trẻ đang bệnh cũng có thể bị lây nhiễm.

Thậm chí, bệnh có thể lây khi trẻ tiếp xúc với dụng cụ học tập, quần áo, đồ chơi của bạn… có chứa vi-rút gây bệnh. Thủy đậu rất dễ lây, xảy ra nhiều ở những nơi đông đúc như nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường học do các nguyên nhân như phát hiện muộn, không áp dụng biện pháp phòng ngừa.

Những tàn tích còn lại khi virus đi qua

Biến chứng phổ biến nhất của thủy đậu là nhiễm trùng các nốt ban dẫn đến nhiễm trùng da có thể dẫn đến sẹo ngoài da, đặc biệt là trên mặt sẽ làm trẻ mất tự tin khi lớn lên. Ngoài ra, còn có những biến chứng nghiêm trọng khác như viêm não, viêm phổi thậm chí có thể tử vong. Riêng phụ nữ mang thai 3 tháng đầu chẳng may bị thủy đậu, em bé sinh ra dễ bị dị dạng.

Các bà mẹ cần làm gì?

Các bà mẹ thường lo lắng bệnh sẽ để lại sẹo vĩnh viễn trên da, làm xấu trẻ. Tuy vậy do các biện pháp chăm sóc tại nhà không đúng cách như tránh ánh sáng, cữ nước, kiêng gió, bôi phấn rôm, đắp lá cây, chọc vỡ các mụn nước gây biến chứng nhiễm trùng; hoặc tự ý dùng thuốc có chứa corticoids thường làm bệnh nặng thêm.

Thủy đậu lây lan sớm, độ lây lan cao nên chủng ngừa bằng vắc-xin là biện pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa và giảm độ nặng của bệnh. Tiêm ngừa nên được thực hiện trước khi mùa dịch xảy ra để tránh nhu cầu tăng cao gây khan hiếm thuốc chủng ngừa. Tiêm sau khi tiếp xúc với người bệnh đôi khi vẫn có thể mắc bệnh do vắc-xin chưa kịp có tác dụng.

Phụ huynh nên đưa trẻ đến các bệnh viện Sản, Nhi, trung tâm y tế dự phòng để được tư vấn tiêm ngừa thủy đậu. Nếu có điều kiện, thanh thiếu niên & người lớn cũng nên đi tiêm ngừa để được bảo vệ khỏi bị thủy đậu, tránh lây lan trong cộng đồng khi dịch bùng phát.

Theo Xinhxinh


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 2184 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm