Hiện nay, tỷ lệ trẻ bị hội chứng sâu răng do bú bình ngày càng giảm đi tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều ở các trẻ 2 - 4 tuổi (khoảng 11%).
Số lượng các em bé ở độ tuổi từ 2 4 tuổi bị sâu răng rất cao, có khi bị sâu toàn bộ hàm răng trước, xuất hiện các lỗ sâu màu đen khá lớn, có thể nhìn thấy rõ được. Hiện tượng này là do khi trẻ bú sữa bằng bình, làm tàn phá răng nhanh chóng.
Hội chứng sâu răng do bú bình thông thường xuất hiện ở cửa răng hàm trên, đôi khi xuất hiện cả ở hàm dưới. Trẻ ở độ tuổi này thường hay có thói quen ngậm bình sữa rất lâu, đôi khi ngậm mà không uống, có những trẻ phải ngậm bình sữa mới ngủ được. Uống sữa lâu, lượng đường trong sữa sẽ bị lên men axit và dần dần phá hủy hàm răng sữa của bé. Rất nhiều bậc cha mẹ không có thói quen cho bé xúc miệng hoặc chải răng sau khi uống sữa hoặc trước khi đi ngủ bởi nghĩ rằng răng sữa vẫn có thể thay thế nên không dành quá nhiều sự quan tâm chăm sóc.
Vậy có thật răng sữa không quan trọng?
Các bậc cha mẹ cần nhớ rằng, răng sữa cũng quan trọng không kém gì răng vĩnh viễn của chúng ta, nó ảnh hưởng trực tiếp tới việc ăn uống, sinh hoạt của trẻ. Nếu răng sữa bị sâu, khả năng ăn, uống, nhai, nói chuyện… của trẻ cũng bị giảm sút rất nhiều. Ở dưới gốc mỗi chiếc răng sữa đều có mầm của răng vĩnh viễn sắp mọc, chính vì thế, nếu răng sữa của bé rụng quá muộn hoặc quá sớm thì đều dẫn đến tình trạng răng vĩnh viễn mọc không theo thứ tự, chen chúc nhau mọc, gây mất thẩm mỹ sau này và ảnh hưởng tới việc ăn uống của trẻ về sau.
Phòng ngừa sâu răng sữa
- Ngay sau khi cai sữa mẹ, bạn cần tập cho trẻ thói quen uống sữa bằng thìa hoặc cốc càng sớm càng tốt, để lượng đường trong sữa đọng lại trên răng ít hơn.
- Không nên để cho bé có thói quen ngậm bình sữa mỗi khi uống, khi chơi và khi ngủ.
- Nếu bé có thói quen đi ngủ phải ngậm bình mới ngủ được thì bạn nên thay vào đó bằng một chiếc ti giả, hoặc một bình có chứa nước lọc. Dần dần, bạn phải gỡ dần bình ra khỏi bé và luyện cho bé quen ngủ mà không cần bình.
- Sau mỗi lần cho bé uống sữa, bố mẹ nên vệ sinh răng miệng cho bé ngay bằng cách xúc miệng hoặc rửa nhẹ hàm răng. Luyện cho bé thói quen đánh răng ngay sau khi bé đã có răng sữa.
- Nên cho bé đi khám định kỳ để phát hiện sâu răng sớm, tránh ảnh hưởng về sau này.
Hội chứng sâu răng do bú bình thông thường xuất hiện ở cửa răng hàm trên, đôi khi xuất hiện cả ở hàm dưới. Trẻ ở độ tuổi này thường hay có thói quen ngậm bình sữa rất lâu, đôi khi ngậm mà không uống, có những trẻ phải ngậm bình sữa mới ngủ được. Uống sữa lâu, lượng đường trong sữa sẽ bị lên men axit và dần dần phá hủy hàm răng sữa của bé. Rất nhiều bậc cha mẹ không có thói quen cho bé xúc miệng hoặc chải răng sau khi uống sữa hoặc trước khi đi ngủ bởi nghĩ rằng răng sữa vẫn có thể thay thế nên không dành quá nhiều sự quan tâm chăm sóc.
Vậy có thật răng sữa không quan trọng?
Các bậc cha mẹ cần nhớ rằng, răng sữa cũng quan trọng không kém gì răng vĩnh viễn của chúng ta, nó ảnh hưởng trực tiếp tới việc ăn uống, sinh hoạt của trẻ. Nếu răng sữa bị sâu, khả năng ăn, uống, nhai, nói chuyện… của trẻ cũng bị giảm sút rất nhiều. Ở dưới gốc mỗi chiếc răng sữa đều có mầm của răng vĩnh viễn sắp mọc, chính vì thế, nếu răng sữa của bé rụng quá muộn hoặc quá sớm thì đều dẫn đến tình trạng răng vĩnh viễn mọc không theo thứ tự, chen chúc nhau mọc, gây mất thẩm mỹ sau này và ảnh hưởng tới việc ăn uống của trẻ về sau.
Phòng ngừa sâu răng sữa
- Ngay sau khi cai sữa mẹ, bạn cần tập cho trẻ thói quen uống sữa bằng thìa hoặc cốc càng sớm càng tốt, để lượng đường trong sữa đọng lại trên răng ít hơn.
- Không nên để cho bé có thói quen ngậm bình sữa mỗi khi uống, khi chơi và khi ngủ.
- Nếu bé có thói quen đi ngủ phải ngậm bình mới ngủ được thì bạn nên thay vào đó bằng một chiếc ti giả, hoặc một bình có chứa nước lọc. Dần dần, bạn phải gỡ dần bình ra khỏi bé và luyện cho bé quen ngủ mà không cần bình.
- Sau mỗi lần cho bé uống sữa, bố mẹ nên vệ sinh răng miệng cho bé ngay bằng cách xúc miệng hoặc rửa nhẹ hàm răng. Luyện cho bé thói quen đánh răng ngay sau khi bé đã có răng sữa.
- Nên cho bé đi khám định kỳ để phát hiện sâu răng sớm, tránh ảnh hưởng về sau này.
Theo Xinhxinh