Một học sinh lớp 12 Trường THPT tư thục Trương Vĩnh Ký (TP.HCM) xúc động khi nghe cha mình kể về sự hi sinh của ông để cho con cái được học hành trong buổi lễ trưởng thành và tri ân do trường tổ chức - Ảnh: H.HG. |
* Thưa chị, mỗi ngày chị dành bao nhiêu thời gian cho con mình?
- Công việc của một bác sĩ nên có những ngày tôi phải trực đêm. Khi con đi học về thì mẹ đã đến cơ quan. Nhưng tôi vẫn quan tâm đến con bằng cách gọi điện hỏi han. Những ngày không đi trực, buổi tối tôi tranh thủ nói chuyện với con khoảng 30-40 phút trong lúc cháu ăn cơm. Sau đó thì ai vào việc nấy vì cháu còn phải học bài. Năm nay là năm cuối cấp, chương trình học rất nặng.
* Cuộc nói chuyện giữa hai mẹ con thường xoay quanh chuyện gì?
- Thường là chuyện trường lớp, phim ảnh, lối sống... Nhưng càng ngày cháu càng kiệm lời với tôi, cứ nói được vài câu là gắt gỏng “mẹ chẳng hiểu gì cả” hoặc tranh luận đến cùng hầu như trong mọi chuyện.
Ví dụ: một bữa tự nhiên thấy con đổi kiểu tóc mới duỗi thẳng đơ với cái mái dài lòa xòa che mất nửa khuôn mặt. Tôi nhìn đã bực mình nhưng cố ghìm lại, chỉ góp ý nhỏ nhẹ: “Con còn đi học mà để tóc như vậy sẽ bất tiện khi ngồi viết. Lần sau nếu muốn đổi kiểu tóc thì nhớ thông báo với mẹ để mẹ góp ý cho nhé”. Cháu cãi ngay: “Tại sao cái gì mẹ cũng muốn kiểm soát con hết vậy? Con lớp 12 rồi, mẹ hãy để cho con được tự do. Kiểu tóc này trên lớp tụi bạn con đứa nào cũng khen, chỉ mỗi mình mẹ chê”.
Tôi phải giải thích mãi để không gây bất hòa giữa mẹ và con.
Tôi luôn có cảm giác không yên tâm vì con mình có quá nhiều mối quan hệ bạn bè chung trường, ngoài trường, bạn trên mạng... Trong một lần chở con đến điểm tập trung (để đi dã ngoại), thấy nhóm bạn của con ăn mặc hở hang, nói cười nhí nhố... Sau đó, tôi chỉ góp ý với cháu rất nhẹ nhàng nhưng nó đùng đùng phản ứng bảo rằng “mẹ không tôn trọng bạn con”.
Giới trẻ bây giờ khác hẳn chúng tôi ngày xưa. Chúng có nhiều cách giải trí hiện đại mà tôi không kiểm soát được (ví dụ như chat chẳng hạn), rồi chúng lại có phòng riêng. Chúng cứ đóng cửa phòng lại, nếu ở trong đó mà coi phim sex hay chat sex thì bố mẹ cũng đành chịu.
* Điều gì làm chị quan tâm nhất hiện nay?
- Tôi quan tâm nhất là làm sao để con chịu nghe theo lời mình, làm sao để con không hư, làm sao để con mình không phải là nạn nhân, cũng không phải là thủ phạm của những vụ đánh nhau đang lan truyền trên mạng mấy ngày gần đây. Nhiều lúc tôi cảm thấy bất lực trong cách dạy con. Tôi lúng túng không biết phải dạy con như thế nào cho phải đạo.
Mấy hôm nay báo Tuổi Trẻ mở diễn đàn về vô cảm, nói rất đúng. Nhưng thú thật, chính tôi cũng khuyên bảo con: “Đừng quan tâm đến chuyện của người khác, cứ đi thẳng một đường từ nhà đến trường, từ trường về nhà cho mẹ là được rồi”. Thử hỏi với thời đại như bây giờ, nếu cháu xông vào can thiệp bênh vực bạn mình trong những vụ ẩu đả, lỡ cháu cũng bị đánh luôn thì ai bảo vệ cháu?
Rồi nếu vụ việc đến tai ban giám hiệu trường, cháu cũng sẽ bị hạ bậc hạnh kiểm, như học sinh Trường Trần Nhân Tông ở Hà Nội... thì có phải vạ lây không? Bữa trước sau khi xem đoạn phim vụ nữ sinh đánh nhau ở Hà Nội, tôi khuyên: “Con đừng cương với mấy đứa đó làm gì, một câu nhịn chín câu lành”. Nó “phản pháo” ngay: “Hiền là bị ăn hiếp ngay đó mẹ. Nó gây sự với con, con xử nó liền, sợ gì?”.
* Tại sao chị bắt con phải nghe theo lời mình trong khi suy nghĩ của thế hệ trẻ bây giờ khác hẳn thế hệ của chị? Như vậy có áp đặt quá không?
Tôi hoảng hốt “Nhiều bữa tôi và ông xã bàn chuyện đến 2g sáng mà vẫn không tìm ra phương pháp giáo dục con hiệu quả nhất. Tôi đã đọc khá nhiều sách nói về tâm lý giới trẻ. Tôi biết lứa tuổi học sinh trung học rất coi trọng bạn bè, “đụng” đến bạn cháu, cháu sẽ nổi đóa lên ngay. Tôi thường tổ chức nấu ăn ở nhà và bảo con mời bạn đến chơi để dễ dàng nắm bắt xem con mình đang giao du với “thành phần” nào. Những tưởng con mình rất ngoan, hiền và yên tâm vì mình kiểm soát con chặt chẽ. Nhưng thật không ngờ, một bữa tôi lén xem điện thoại của con và thật sự hoảng hốt khi đọc những tin nhắn “Bà xã ơi, ăn cơm chưa?”, “Anh rất nhớ em, chiều nay hẹn nhau ở quán X nhé?”... Từ một học sinh giỏi, lực học của cháu giảm sút thấy rõ...”. Tâm sự của chị N.N., hiện đang làm việc tại một ngân hàng ở Q.2, TP.HCM. |
Theo afamily.vn