Chân vòng kiềng hay chân chữ O là tình trạng cả 2 gối và sương đùi lẫn xương chày đều cong làm trẻ khi đứng hai gối khống sát vào nhau được.
Chân vòng kiềng được hiểu một cách nôm na là “chân cong” nhưng ba mẹ cũng nên lưu ý tình trạng chỉ đáng “báo động” khi chân của bé cong từ trên đùi xuống đến chân. Còn nếu xuống thì chưa thể xem là chân vòng kiềng mà chỉ là tình trạng phát triển tự nhiên trong quá trình hình thành xương.
Không cho bé đứng và tập đi quá sớm. |
Nguyên nhân
- Do tình trạng về xương: nhuyễn xương (do thiếu vitamin D, suy dinh dưỡng, vệnh lý xương…), u, nhiễm trùng xương, chấn thương xương…
- Môt số dị tật ở bàn chân cũng có thể là nguyên nhân gây ra sự lệch trực của khớp gối.
Một vài nguyên nhân không “chính thống”được truyền miệng như: tư thế bế cắp nách hay mặc tã dày cho bé quá lâu… Những quan niệm này không có cơ sở vì thông thường, hệ thống xương và dây chằng của bé dưới 2 tuổi còn rất mềm, có thể đàn hồi tốt nên không bị những chấn thương về xương trong các trường hợp ấy.
Có thể nói, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chân vòng kiềng ở bé nên cần tìm đúng nguyên nhân để việc điều trị đạt hiệu quả.
Điều trị
Thông thường, phần lớn trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đều bị cong cẳng chân do tư thế nằm trong bụng me, gọi là con cẳng chân sinh lý. Những trường hợp này không cần xoa bóp, chân cũng tự thẳng khi trẻ 1 tuổi. Lúc đó, trẻ bắt đầu đi nhiều, xương sẽ tự điều chỉnh. Từ 2-4 tuổi, hai gối của bé có thể vẹo vào theo hướng bên trong một chút. Khi 4-6 tuổi, hai chân của bé sẽ thẳng trục trở lại. Nên quá trình điều trị không cần đặt ra nếu còn nhỏ tuổi.
Trong những trường hợp bé đã lớn (từ 4-5 tuổi trở lên) mà chân còn cong nhiều thì mới nghi đến phương pháp phẫu thuật chỉnh trục xương. Vì lúc này nếu gối lệch trục vào trong nhiều sẽ xuất hiện triệu chứng đau gối do thoái hóa, dẫn đến nguy cơ hư khớp gối sớm hơn những người có chân thẳng trục.
Việc các bà mẹ làm theo phương pháp dân gian như hàng ngày nắn bóp, massge chân cho bé sơ sinh tuy không có tác dụng nhiều trong việc điều trị chân vòng kiềng nhưng sẽ giúp bé yêu dễ chịu cũng như điều hòa máu tốt hơn.
Phòng ngừa
Vì chân vòng kiềng có liên quan đến các vấn đề về xương nên cần tránh cho bé khỏi còi xương bằng cách: tắm nắng bé hợp lý, để bé bú mẹ hoàn toàn hoặc bổ xung Canxi và Vitamin D vào chế độ ăn hang ngày theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, một số dạng coì xương còn do nguyên nhân về nội tiết tố nên ba mẹ cần đưa bé đi khám và điều trị tại các chuyên khoa nội tiết.
Đặc biêt lưu ý khi bé đến tuổi tập đi vì lúc này hình dạng chân sẽ bắt đầu định hình, cần được chăm sóc tốt để xương bé được phát triển một cách tối ưu.
Tránh để bé béo phì, “quá tải” sẽ tạo áp lực đối với đôi chân của bé.
Không cho bé đứng và tập đi quá sớm so với tuổi trọng lương cơ thể có thể ảnh hưởng đến chân của bé. Mỗi trẻ có cấu trúc xương khác nhau nên độ tuổi tập đi cũng sẽ khác nhau.
Nhìn chung, mẹ đừng quá ám ảnh chân bé cong sẽ làm giảm thiên chức làm…điệu” cho bé của mẹ, nhưng cũng không nên chủ quan. Khi phát hiện bất thường ở chân hay hệ vận động của bé, ba mẹ có thể đưa bé đến những bệnh viện có chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình như Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viên Chấn thương chỉnh hình) để được tư vấn và điều trị
Mẹ yêu bé
Theo Giadinh.net