AVS - Mẹ ơi, con được làm "mật thám" cho cô giáo đấy!

Dạo này, bé Hà Anh rất hãnh diện vì được cô giáo tin cậy. Bé được cô khen thường xuyên vì thành tích phát hiện nhiều bạn mắc lỗi, vi phạm kỷ luật.

Con nói được cô giáo “khen”, chị Chi không mừng mà ngược lại còn lo cô con gái vô tư trong sáng, dễ gần của chị có thể thay đổi tính nết thành “bà già khó tính” vì suốt ngày chỉ chú ý săm soi bạn để tìm lỗi mách cô giáo.
Say sưa "soi" bạn

Bé Hà Anh nhà chị Chi (phố Lò Đúc, Hà Nội) năm nay học lớp hai. Hôm nào đón con từ trường về nhà, chị Chi cũng nghe con gái líu ríu kể chuyện ở lớp. Tuy nhiên gần đây, cô bé không kể nhiều về việc học tập nữa mà toàn chuyện “lập chiến công” phát hiện bạn mắc lỗi rồi thông báo cho cô giáo ra sao. Hỏi kỹ lại con, Chi mới biết là cô giáo chủ nhiệm khuyến khích học sinh cùng “thi đua” bằng cách giám sát lẫn nhau, nếu bạn nào mắc lỗi thì báo lại với cô để cô xử lý. Hà Anh có vẻ rất hứng thú với chuyện này. Hôm thì bé phát hiện ra bạn Thắng nghịch xé vở gấp máy bay, hôm thì bạn Vũ giờ ngủ trưa không chịu nằm ngủ mà chạy lung tung, rồi bạn Khánh An giờ học vẽ đã giật tóc làm bạn Vân khóc…

Bé sẽ trở nên khó tính nếu suốt ngày săm soi lỗi của bạn bè xung quanh.Ảnh minh họa

Nghe con khoe, chị Chi không mừng mà còn lo cô con gái vô tư, trong sáng, dễ gần của chị có thể thay đổi tính nết thành “bà già khó tính” vì suốt ngày chỉ chú ý săm soi bạn để tìm lỗi.

Cu Tú nhà chị Thủy (tập thể Thành Công, Ba Đình, Hà Nội) năm nay học lớp 3 cũng có hứng thú "mách tội bạn", và bị bạn “dằn mặt trả thù”.  Vừa tấp xe vào cổng trưởng để đón con như mọi khi, Thủy đã thấy cu Tú hớt hải chạy về phía mẹ trong bộ dạng quần áo lấm lem toàn đất cát, tay cũng bị xước một mảng rớm máu. Tra hỏi một hồi, Tú mới khai thật với mẹ là bị mấy bạn “gấu” nhất lớp đánh. Lý do là trong giờ nghỉ trưa, mấy bạn này đã đòi một bạn gái đưa cho 10 nghìn đồng để ra cổng trường mua kẹo. Tú biết chuyện nên mách cô và mấy bạn này bị cô phạt. Đến giờ tan học, mấy cậu bé đã quây Tú lại để “trả thù”, vì trước đó đã rất nhiều lần bị Tú mách cô từ tội to đến tội nhỏ. 

Nghe con kể chuyện, chị Thủy hốt hoảng bảo: "Lần sau có biết bọn nó làm gì thì cũng cứ im đi, không chúng nó đánh cho thì khổ đấy biết chưa”. Thủy nghĩ con mình dại khi mách cô khuyết điểm của bạn, vì cô giáo chỉ bảo vệ được học sinh khi còn ở trong trường, còn ngoài giờ học thì bọn trẻ đánh nhau cô cũng chịu. “Tốt nhất là coi như không biết vì chẳng can hệ đến mình, chứ dây vào bọn đầu gấu đã chả được gì mà lại thiệt thân”, chị Thủy kết luận.

Có nên khuyến khích trẻ?

Theo tiến sĩ tâm lý Nguyễn Công Khanh, Trường tiểu học Hoàng Gia (Hà Nội), cách giải quyết như chị Thủy (khuyên con im lặng “coi như không biết” chuyện bạn mắc lỗi vì sợ bị trả thù) sẽ khiến trẻ có cách hiểu sai về mọi việc. Trẻ có thể hình thành nên tính cách bàng quan, vô cảm trước xã hội, sống thu hẹp, nhút nhát, không dám đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác. Đây là một lời khuyên hoàn toàn sai lầm và không hề có lợi cho sự phát triển tính cách của trẻ về sau.

Ngược lại, khuyến khích các bé tích cực “tìm lỗi, bắt lỗi” của bạn cũng không phải là cách nên làm. Điều này trước tiên sẽ khiến trẻ mất đi sự vô tư, trong sáng vốn có của lứa tuổi, thậm chí còn trở thành người khó tính, khắt khe khi nhìn nhận, đánh giá sự việc, không chịu nhìn vào những mặt tốt của người khác mà chỉ chăm chăm “bới bèo ra bọ”. Sau này đi đến đâu và sống trong môi trường xã hội nào, trẻ cũng rất khó gần gũi, hòa đồng với xung quanh.

Theo tiến sĩ Khanh, cần dạy cho trẻ biết lên án, chống lại cái ác, cái xấu nhưng cũng phải biết vị tha, bỏ qua những lỗi lầm của mọi người xung quanh khi nó không phải là điều quá nghiêm trọng: “Tất nhiên đây là cả một quá trình dạy dỗ, truyền đạt lâu dài, đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường”.

Cô giáo Hoàng Thu Nga, giáo viên một trường tiểu học ở quận Hoàng Mai (Hà Nội), thừa nhận là một số giáo viên có khuyến khích học sinh giám sát lẫn nhau rồi báo lại cho cô giáo biết bạn nào mắc lỗi để cô kịp thời chấn chỉnh. Thực tế, lớp học có đến 50 - 60 học sinh mà chỉ có một giáo viên chủ nhiệm thì không thể nào bao quát hết toàn bộ hoạt động của các em. Vì thế, cách trên sẽ giúp giáo viên nắm được tình hình cụ thể của lớp để việc quản lý hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, cô Nga cũng cho rằng nếu coi việc này quá “nặng”, các cháu sẽ chỉ nhăm nhăm chú ý bắt lỗi để “tố” nhau, ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ bạn bè thân thiện, trong sáng của các cháu và cũng khiến trẻ mất tập trung vào việc học do còn mải “soi” bạn. Theo cô Nga, nên dạy học sinh nếu biết bạn mắc lỗi mà chỉ là lỗi nhẹ thì trước tiên cần góp ý, nhắc nhở để bạn biết và sửa chữa, nếu thực sự là nghiêm trọng thì mới cần đến giáo viên phân xử. 

“Tìm ra lỗi của học sinh để phạt không phải là một giải pháp tốt mà điều quan trọng là giáo giục như thế nào để cho học sinh không bao giờ mắc phải những lỗi như thế, đó mới là cốt lõi của việc giáo dục giúp học sinh thành người được”, cô Nga nói.

Theo Afamily


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1659 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm